• Phật sự Trong Tỉnh
    • Hoạt động Phật giáo tỉnh
    • Thành phố Gia Nghĩa
    • Huyện Đăk Mil
    • Huyện Đăk R Lấp
    • Huyện Đăk Song
    • Huyện Cư Jut
    • Huyện Krông Nô
    • Huyện Tuy Đức
    • Huyện Đăk GLong
  • Phật sự tây nguyên
    • Sự kiện
    • Danh Tăng
  • Phật sự khắp nơi
    • Phật sự trong nước
    • Phật sự thế giới
  • Từ thiện xã hội
    • Khuyến học
    • Từ thiện
  • Du lịch Tâm linh
    • Cảnh đẹp Tây Nguyên
    • Cảnh đẹp Miền Bắc
    • Cảnh đẹp Miền Trung
    • Cảnh đẹp Miền Nam
  • Phật giáo đời sống
    • Phật học
    • Tư vấn tâm lý
    • Vấn đáp Phật Pháp
    • Bài học cuộc sống
  • Giáo dục tuổi trẻ
    • Giáo dục tự viện
    • Gia đình Phật tử
    • Nghị lực sống
  • Văn hoá nghệ Thuật
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Sách nói
    • Kiến trúc
    • Thơ văn
    • Điêu Khắc-Hội Họa
    • Lễ hội Phật giáo
  • Ẩm thực Sức khoẻ
    • Món chay
    • Thuốc hay
    • Sống khỏe
    • Sống đẹp
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Phật sự Trong Tỉnh
    • Hoạt động Phật giáo tỉnh
    • Thành phố Gia Nghĩa
    • Huyện Đăk Mil
    • Huyện Đăk R Lấp
    • Huyện Đăk Song
    • Huyện Cư Jut
    • Huyện Krông Nô
    • Huyện Tuy Đức
    • Huyện Đăk GLong
  • Phật sự tây nguyên
    • Sự kiện
    • Danh Tăng
  • Phật sự khắp nơi
    • Phật sự trong nước
    • Phật sự thế giới
  • Từ thiện xã hội
    • Khuyến học
    • Từ thiện
  • Du lịch Tâm linh
    • Cảnh đẹp Tây Nguyên
    • Cảnh đẹp Miền Bắc
    • Cảnh đẹp Miền Trung
    • Cảnh đẹp Miền Nam
  • Phật giáo đời sống
    • Phật học
    • Tư vấn tâm lý
    • Vấn đáp Phật Pháp
    • Bài học cuộc sống
  • Giáo dục tuổi trẻ
    • Giáo dục tự viện
    • Gia đình Phật tử
    • Nghị lực sống
  • Văn hoá nghệ Thuật
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Sách nói
    • Kiến trúc
    • Thơ văn
    • Điêu Khắc-Hội Họa
    • Lễ hội Phật giáo
  • Ẩm thực Sức khoẻ
    • Món chay
    • Thuốc hay
    • Sống khỏe
    • Sống đẹp
  • Trang chủ

  • Giáo dục tuổi trẻ

  • Gia đình Phật tử

Cúng Rằm tháng Giêng như thế nào?

Admin - Ngày đăng: 14:29:41 23-02-2013
  • Chia sẻ
  • Tweet
Theo ông Trịnh Yên, Giám đốc Trung tâm UNESCO Văn hóa dòng họ và gia đình Việt Nam, ngày Rằm tháng Giêng (còn gọi là lễ Thượng Nguyên, Tết Nguyên tiêu), là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới. Vì vậy, người dân các nước châu Á coi việc cúng Rằm này là rất quan trọng.
Chủ yếu là cầu an, giải hạn

Trong dân gian, Rằm tháng Giêng hiểu một cách đơn giản là ngày Rằm lớn. Ngày này có 3 lễ cúng: Một là lễ cúng khởi năm đón lộc cầu may. Hai là Tết ăn lại (Tết bù) cho nhà nào dịp Tết Nguyên đán có người đau yếu, tang ma không kịp ăn Tết, nay khỏe mạnh trở lại, mọi người thư thả thì ăn bù, đi chúc Tết lại nhau một cách cởi mở, không phải kiêng khem gì. Trước đây Rằm tháng Giêng còn thường gọi là Tết muộn, để những nhà khá giả tiếp tục ăn Tết, thưởng mai - đào nở muộn. Lễ thứ 3 là cúng sao giải hạn.

Ở một số nước châu Á, Rằm tháng Giêng là ngày đức Phật giáng lâm tại các chùa. Với một số nhà tâm linh, ngày này còn là ngày vía thiên quan nên các đền chùa làm lễ cầu an, dâng sao giải trừ tai ách cho năm mới. Do đó, từ sau Tết Nguyên đán, ngày 14, hoặc chính Rằm người dân đã tấp nập đến chùa lễ Phật, cầu bình an, khoẻ mạnh, hạnh phúc… cho cả năm.

Nhưng theo Phật giáo thì Rằm tháng Giêng không phải là lễ quan trọng so với Rằm tháng Tư (Phật đản) và Rằm tháng Bảy (Vu lan), nhưng là ngày rằm đầu tiên của năm mới thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả năm nên đông đảo người dân đi lễ.

Cúng chay hay cúng mặn?

Theo Thượng tọa Thích Thanh Duệ, Rằm tháng Giêng các gia đình sắm 2 lễ: Lễ cúng Phật và lễ cúng gia tiên. Lễ cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết cùng hương hoa đèn nến. Lễ cúng gia tiên có hương hoa, đèn nến, trầu cau, một ít vàng mã, rượu.

Theo ông Trịnh Yên, tùy theo tín ngưỡng và ngành nghề, có nhà lễ bái chư Phật, có nhà cúng thổ công, thần tài… nhưng luôn có cúng gia tiên, bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, tạ ơn trên đã phù hộ cho con cháu an lành, làm ăn khá giả. Rằm tháng Giêng nhà nào theo đạo Phật cúng chay và ăn chay. Lễ vật dâng cúng thường dùng rau quả, trầu cau, chè xôi, các món đậu, canh xào... chay, tránh chế biến thức ăn chay hình dạng tôm kho, thịt nướng… vì cho rằng thế là cái tâm vẫn còn hướng về mặn. Nhà không theo đạo Phật thì Rằm tháng Giêng cúng chè xôi và cúng mặn (không thịnh soạn như Tết Nguyên đán).

Ngày nay nhiều người dân cúng Rằm tháng Giêng có món bánh trôi nước, với ý nghĩa cầu mong mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy... Nếu là phật tử khi cúng lễ sẽ ngồi trước bàn thờ Phật tụng một thời kinh Phổ Môn, kinh Dược Sư để cầu bình an cho gia đạo. Nếu không phải là phật tử có thể dâng hương và đọc bài ca tụng công đức của Đức Phật.

Phần lớn đàn ông trong nhà làm chủ lễ. Nhưng nhiều ông chủ trẻ bây giờ không thuộc bài cúng, đã tìm trên mạng lấy các bài khấn lễ và cầm điện thoại, Ipad đọc với ý nghĩ không phải tìm mua sách, sớ khấn, hay học thuộc lòng nữa. Có người còn đọc và dùng điện thoại ghi âm trước, đến lúc làm lễ thì chỉ bật đoạn ghi âm lên rồi chắp tay vái.

Theo ông Nguyễn Phúc Giác Hải, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người, các bài khấn trên mạng giúp mọi người dễ tiếp cận, nhưng không nên nặng về bài khấn quá. Cái tâm của mình thế nào thì thờ cúng như thế, việc tìm và cầm điện thoại đọc bài khấn khi cúng bái là không cần thiết. Phật ở trong tâm, thờ cúng tổ tiên cần thành tâm là chính. Bài văn khấn chỉ là hình thức, cái tâm mới quan trọng.

Lễ cúng Rằm tháng Giêng nhằm tinh thần lễ Phật, sám hối và phát nguyện vì không có “quả” nào là không do từ cái “nhân” mình gieo hôm nay. Tinh thần “nhân - quả” được khẳng định trong tinh thần của đạo Phật chứ không phải do cúng, cầu mà đạt được.
 

Làm bánh trôi cúng Rằm

Chuẩn bị: Bột nếp, đường đỏ viên, vừng rang.

Cách làm: Nhào bột (tỉ lệ là 2 bột 1 nước) tới khi bột mềm, không dính tay là được. Xong để bột nghỉ 15 phút. Đun nồi nước sôi (nên dùng nồi cơm điện rất tiện). Chuẩn bị 1 bát nước nguội để nhúng bánh chín.

Vo viên bột nhỏ, đập dẹt, cho viên đường vào giữa và nặn tròn lại, thả ngay vào nồi nước sôi luộc. Khi chín bánh có màu trong đục. Vớt bánh vào bát nước nguội một lúc, cho vào đĩa, rắc vừng lên.

                                                                                                                        Hà Dương ( giadinh.net)
Ý kiến của bạn:
  • Chia sẻ
  • Tweet
Các Tin Khác
  • Khai mạc Khóa trại hè năm 2024 với chủ đề “Hương sen Mùa Hạ lần 8”

    Khai mạc Khóa trại hè năm 2024 với chủ đề “Hương sen Mùa Hạ lần 8”

  • GĐPT tỉnh tổ chức hiệp kỵ tưởng niệm nhân kỷ niệm 52 năm ngày mất Bác sĩ Tâm Minh-Lê Đình Thám

    GĐPT tỉnh tổ chức hiệp kỵ tưởng niệm nhân kỷ niệm 52 năm ngày mất Bác sĩ Tâm Minh-Lê Đình Thám

  • Chú bé cứu chó nhỏ thật cảm động-Radio Đức Phật Của Con

    Chú bé cứu chó nhỏ thật cảm động-Radio Đức Phật Của Con

  • Bà Lão có tâm thành dễ thương-Radio Đức Phật Của Con

    Bà Lão có tâm thành dễ thương-Radio Đức Phật Của Con

  • Một vầng trăng, con thầm kính ngưỡng!

    Một vầng trăng, con thầm kính ngưỡng!

  • Gởi ba....mùa Phật đản

    Gởi ba....mùa Phật đản

  • Tháng 4 nhớ Phật

    Tháng 4 nhớ Phật

  • Hỡi Anh Chị Huynh Trưởng, Xin Đừng Suy Nghĩ Như Thế!

    Hỡi Anh Chị Huynh Trưởng, Xin Đừng Suy Nghĩ Như Thế!

  • Chiếc áo tràng

    Chiếc áo tràng

  • Tôi ăn chay

    Tôi ăn chay

Nghị lực sống

Trong Cái Không Có Gì Không?tập sách quà tặng cho các em ngày quốc tế thiếu nhi 1/6

Trong Cái Không Có Gì Không?tập sách quà tặng cho các em ngày quốc tế thiếu nhi 1/6

  • "Như Gió An Lành" sách mới của Lưu Đình Long

  • Buông xã những nỗi lo âu-Thích Minh Niệm

    Buông xã những nỗi lo âu-Thích Minh Niệm

  • Diễn viên Mai Phương ra đi sau 2 năm chống chọi với Ung thư phổi.

    Diễn viên Mai Phương ra đi sau 2 năm chống chọi với Ung thư phổi.

  • Khắc kỷ (stoicism) là gì? Tại sao nó giúp bạn sống tốt hơn?

    Khắc kỷ (stoicism) là gì? Tại sao nó giúp bạn sống tốt hơn?

  • Vượt qua nỗi đau.

    Vượt qua nỗi đau.

Giáo dục tự viện

Chùa Liên Hoa-Thị Trấn Kiến Đức; Khóa tu học hè năm 2024

Chùa Liên Hoa-Thị Trấn Kiến Đức; Khóa tu học hè năm 2024

  • Lễ Hội Chép Kinh Cho Thanh Thiếu Niên Chùa Liên Hoa

    Lễ Hội Chép Kinh Cho Thanh Thiếu Niên Chùa Liên Hoa

  • Trường Hạ Chùa Hoa Nghiêm và lớp Gia giáo căn bản thiền môn

    Trường Hạ Chùa Hoa Nghiêm và lớp Gia giáo căn bản thiền môn

  • Ngôi Chùa Srilanka Một Ngày Chủ Nhật

    Ngôi Chùa Srilanka Một Ngày Chủ Nhật

  • Sống hôm nay như ngày cuối trong đời

    Sống hôm nay như ngày cuối trong đời

  • Cơn giận thử thách kẻ khôn ngoan

    Cơn giận thử thách kẻ khôn ngoan

Gia đình Phật tử

Khai mạc Khóa trại hè năm 2024 với chủ đề “Hương sen Mùa Hạ lần 8”

Khai mạc Khóa trại hè năm 2024 với chủ đề “Hương sen Mùa Hạ lần 8”

  • GĐPT tỉnh tổ chức hiệp kỵ tưởng niệm nhân kỷ niệm 52 năm ngày mất Bác sĩ Tâm Minh-Lê Đình Thám

    GĐPT tỉnh tổ chức hiệp kỵ tưởng niệm nhân kỷ niệm 52 năm ngày mất Bác sĩ Tâm Minh-Lê Đình Thám

  • Chú bé cứu chó nhỏ thật cảm động-Radio Đức Phật Của Con

    Chú bé cứu chó nhỏ thật cảm động-Radio Đức Phật Của Con

  • Bà Lão có tâm thành dễ thương-Radio Đức Phật Của Con

    Bà Lão có tâm thành dễ thương-Radio Đức Phật Của Con

  • Một vầng trăng, con thầm kính ngưỡng!

    Một vầng trăng, con thầm kính ngưỡng!

  • Gởi ba....mùa Phật đản

    Gởi ba....mùa Phật đản

  • Phật sự khắp nơi
  • Phật sự Trong Tỉnh
  • Phật sự tây nguyên
  • Du lịch Tâm linh
  • Từ thiện xã hội
  • Giáo dục tuổi trẻ
  • Phật giáo đời sống
  • Văn hoá nghệ Thuật
  • Ẩm thực Sức khoẻ

Ban Thông Tin Truyền Thông Phật Giáo Tỉnh Đăk Nông

*Chứng minh: TT. Thích Quảng Hiền
*Chịu trách nhiệm nội dung: ĐĐ. Thích Đồng Nhiệm
- Ý kiến & bài viết xin gởi về  theo địa chỉ email: truyenthongphatgiaodaknong@gmail.com
- Ghi rõ nguồn Phatgiaodaknong.com khi phát hành lại từ website này.

Thiết kế và chịu trách nhiệm kỹ thuật bởi nhatphuongtech.com (ĐT: 0918 699 246)