Đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ TS. Nguyễn Thị Định chia sẻ nhiều nội dung ý nghĩa tại Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2024
Tịnh Tâm - Ngày đăng: 05:40:52 03-07-2024
Sáng ngày 03/07/2024 (28/05/Giáp Thìn), tại Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2024 do Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đắk Nông tổ chức, nhận lời mời của ban tổ chức TS.Nguyễn Thị Định - Trưởng phòng Pháp chế Ban Tôn giáo Chính phủ đã có chuyến thăm, chia sẻ nhiều nội dung thiết thực xoay quanh việc thực hiện quy định pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo (TNTG) và một số điểm mới trong Nghị định số 95/2023/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, một trong những vấn đề được đặt biệt quan tâm đối với các tổ chức tôn giáo là quyền sử dụng đất tôn giáo và tổ chức tôn giáo trực thuộc. Tuy nhiên hiện nay còn nhiều vướng mắc và khó khăn trong thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để hợp thức hóa địa điểm nhằm mục đích tôn giáo, đặc biệt là ở các khu vực vùng sâu vùng xa.
Luật Đất đai 2024 (NQ18–NQ/TW của BCHTW Đảng khóa XIII) đã được thông qua, nhưng riêng phần về tôn giáo thì năm 2025 mới chính thức có hiệu lực. Theo đó, Nhà nước sẽ không giao đất cho cơ sở tôn giáo mà giao trực tiếp cho tổ chức tôn giáo và tổ chức tôn giáo trực thuộc. Đối với GHPGVN, có 2 tổ chức theo quy định của Hiến chương Giáo hội, là HĐTS T.Ư và Thường trực BTS Phật giáo tỉnh, được quyền để nghị chính quyền cấp tỉnh giao đất để xây dựng cơ sở tôn giáo, căn cứ vào tình hình hoạt động tôn giáo, quỹ đất của địa phương.
Ngoài ra, vấn đề đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, tổ chức tôn giáo trực thuộc, pháp nhân của tổ chức tôn giáo và tổ chức tôn giáo trực thuộc cũng được đề cập tại buổi chia sẻ lần này. Trong đó, bà nhấn mạnh: "Chủ thể được thực hiện các quyền, nghĩa vụ được quy định trong pháp luật về TNTG, như đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, thông báo danh mục hoạt động tôn giáo, thông báo mở khóa tu, hay các hoạt động khác, dường như đều do vị Trụ trì đảm trách. Song, dựa trên luật, những hoạt động này đều phải thông qua tổ chức tôn giáo mình trực thuộc. Cho đến khi thành lập Ban Quản trị chùa chính thức, vị Trụ trì lúc này mới được ký vào các văn bản thông báo như vậy".
Đặc biệt, tại buổi chia sẻ, TS.Nguyễn Thị Định cũng đã thông tin về những điểm mới của Nghị định số 95/2023/NĐ-CP, đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 30/3/2024. Với 6 Chương, 3 Mục, 33 Điều (nhiều hơn so với Nghị định 162 với 25 Điều), bà Định cho biết một số điểm mới rất đáng lưu ý kính mong chư Tăng Ni tại Hội nghị cố gắng đọc và tìm hiểu kỹ để áp dụng trong quá trình Hoằng Pháp và hoạt động nơi mảnh đất Cao Nguyên này đúng với Hiến chương và các nghị định của Ban Tôn giáo Chính phủ các cơ quan ban ngành đoàn thể tại địa phương.
Bên cạnh đó, một trong những vấn đề được đặt biệt quan tâm đối với các tổ chức tôn giáo là quyền sử dụng đất tôn giáo và tổ chức tôn giáo trực thuộc. Tuy nhiên hiện nay còn nhiều vướng mắc và khó khăn trong thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để hợp thức hóa địa điểm nhằm mục đích tôn giáo, đặc biệt là ở các khu vực vùng sâu vùng xa.
Luật Đất đai 2024 (NQ18–NQ/TW của BCHTW Đảng khóa XIII) đã được thông qua, nhưng riêng phần về tôn giáo thì năm 2025 mới chính thức có hiệu lực. Theo đó, Nhà nước sẽ không giao đất cho cơ sở tôn giáo mà giao trực tiếp cho tổ chức tôn giáo và tổ chức tôn giáo trực thuộc. Đối với GHPGVN, có 2 tổ chức theo quy định của Hiến chương Giáo hội, là HĐTS T.Ư và Thường trực BTS Phật giáo tỉnh, được quyền để nghị chính quyền cấp tỉnh giao đất để xây dựng cơ sở tôn giáo, căn cứ vào tình hình hoạt động tôn giáo, quỹ đất của địa phương.
Ngoài ra, vấn đề đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, tổ chức tôn giáo trực thuộc, pháp nhân của tổ chức tôn giáo và tổ chức tôn giáo trực thuộc cũng được đề cập tại buổi chia sẻ lần này. Trong đó, bà nhấn mạnh: "Chủ thể được thực hiện các quyền, nghĩa vụ được quy định trong pháp luật về TNTG, như đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, thông báo danh mục hoạt động tôn giáo, thông báo mở khóa tu, hay các hoạt động khác, dường như đều do vị Trụ trì đảm trách. Song, dựa trên luật, những hoạt động này đều phải thông qua tổ chức tôn giáo mình trực thuộc. Cho đến khi thành lập Ban Quản trị chùa chính thức, vị Trụ trì lúc này mới được ký vào các văn bản thông báo như vậy".
Đặc biệt, tại buổi chia sẻ, TS.Nguyễn Thị Định cũng đã thông tin về những điểm mới của Nghị định số 95/2023/NĐ-CP, đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 30/3/2024. Với 6 Chương, 3 Mục, 33 Điều (nhiều hơn so với Nghị định 162 với 25 Điều), bà Định cho biết một số điểm mới rất đáng lưu ý kính mong chư Tăng Ni tại Hội nghị cố gắng đọc và tìm hiểu kỹ để áp dụng trong quá trình Hoằng Pháp và hoạt động nơi mảnh đất Cao Nguyên này đúng với Hiến chương và các nghị định của Ban Tôn giáo Chính phủ các cơ quan ban ngành đoàn thể tại địa phương.
Các Tin Khác