HT. Thích Huệ Thông chia sẻ và phổ biến nội dung "Một số điều sửa đổi Hiến chương GHPGVN nhiệm kỳ IX"
Tịnh Tâm - Ngày đăng: 08:16:12 02-07-2024
Sáng ngày 02/07/2024 (nhằm ngày 27/05 năm Giáp Thìn), Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đắk Nông đã nhất tâm cung thỉnh HT. Thích Huệ Thông – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Pháp Chế T.W đến thăm và chia sẻ, phổ biến nội dung "Một số điều sửa đổi Hiến chương GHPGVN nhiệm kỳ IX" tại chùa Pháp Hoa (TP. Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) trong Hội nghị sinh hoạt Hành chính Giáo hội năm 2024.
Hòa thượng đã giới thiệu sơ lược về Hiến chương GHPGVN với những nội dung được tu chỉnh, bổ sung mới nhất, HT. Thích Huệ Thông khẳng định: “Hiến chương Giáo hội dù trải qua nhiều lần tu chỉnh, tuy nhiên GHPGVN vẫn luôn giữ vững tôn chỉ và mục đích hoạt động. Đó là phụng hành giáo lý Phật, xiển dương giáo pháp, tuân thủ giới luật Phật chế, tôn trọng pháp luật nhà nước, đồng hành cùng sự phát triển của dân tộc. Trong đó, Hiến chương trải qua các lần sửa đổi đều hoàn toàn phù hợp với giới luật của Phật, với tư tưởng và con đường hoằng pháp của Đức Phật trên 2500 năm”.
Sự sửa đổi trong Hiến chương Giáo hội chủ yếu là về ngôn ngữ và văn phong, sử dụng những văn bản mang tính hành chánh sao cho phù hợp với văn bản pháp luật Nhà nước hiện hành.
Với một số nội dung được tu chỉnh, bổ sung trong Hiến chương Giáo hội sửa đổi lần thứ VII năm 2022, HT.Thích Huệ Thông cho biết, sự tu chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế và tầm nhìn, định hướng tương lai cho hoạt động Phật sự của GHPGVN, cũng đồng thời để thích nghi với thời cuộc, với sự thay đổi của pháp luật Nhà nước hiện hành.
Trong đó, Hiến chương tu chỉnh lần VII đã nêu rõ quy định về GHPGVN cấp cơ sở (Chương VIII). Theo đó, Ban Quản trị cơ sở tự viện chịu sự quản lý và sự lãnh đạo thống nhất của Giáo hội cấp trên theo Hiến chương và Quy chế của Giáo hội, có trách nhiệm điều hành, quản lý trực tiếp mọi mặt hoạt động Phật sự tại tự viện.
Cơ sở tự viện của Giáo hội được quy định là: Chùa, tổ đình, tịnh xá, thiền viện, tu viện, tịnh viện, tịnh thất, niệm Phật đường chỉ có tư cách là cơ sở tôn giáo, mà không có tư cách pháp lý là tổ chức tôn giáo trực thuộc. Do đó, Hiến chương sửa đổi lần này quy định Ban Quản trị tự viện là tổ chức tôn giáo trực thuộc trong hệ thống tổ chức GHPGVN.
Hòa thượng còn nêu rõ hơn Trưởng Ban Quản trị cơ sở tự viện và Phó Trưởng ban Ban Quản trị tự viện trước hết phải là Tăng Ni. Trong đó, Trưởng Ban Quản trị tự viện do Trụ trì đảm nhiệm. Các thành viên khác của Ban Quản trị tự viện là Tăng Ni, hoặc cư sĩ, Phật tử có uy tín, năng lực làm việc, có đạo hạnh tốt, có công đức đối với đạo pháp và dân tộc.
Sự sửa đổi trong Hiến chương Giáo hội chủ yếu là về ngôn ngữ và văn phong, sử dụng những văn bản mang tính hành chánh sao cho phù hợp với văn bản pháp luật Nhà nước hiện hành.
Với một số nội dung được tu chỉnh, bổ sung trong Hiến chương Giáo hội sửa đổi lần thứ VII năm 2022, HT.Thích Huệ Thông cho biết, sự tu chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế và tầm nhìn, định hướng tương lai cho hoạt động Phật sự của GHPGVN, cũng đồng thời để thích nghi với thời cuộc, với sự thay đổi của pháp luật Nhà nước hiện hành.
Trong đó, Hiến chương tu chỉnh lần VII đã nêu rõ quy định về GHPGVN cấp cơ sở (Chương VIII). Theo đó, Ban Quản trị cơ sở tự viện chịu sự quản lý và sự lãnh đạo thống nhất của Giáo hội cấp trên theo Hiến chương và Quy chế của Giáo hội, có trách nhiệm điều hành, quản lý trực tiếp mọi mặt hoạt động Phật sự tại tự viện.
Cơ sở tự viện của Giáo hội được quy định là: Chùa, tổ đình, tịnh xá, thiền viện, tu viện, tịnh viện, tịnh thất, niệm Phật đường chỉ có tư cách là cơ sở tôn giáo, mà không có tư cách pháp lý là tổ chức tôn giáo trực thuộc. Do đó, Hiến chương sửa đổi lần này quy định Ban Quản trị tự viện là tổ chức tôn giáo trực thuộc trong hệ thống tổ chức GHPGVN.
Hòa thượng còn nêu rõ hơn Trưởng Ban Quản trị cơ sở tự viện và Phó Trưởng ban Ban Quản trị tự viện trước hết phải là Tăng Ni. Trong đó, Trưởng Ban Quản trị tự viện do Trụ trì đảm nhiệm. Các thành viên khác của Ban Quản trị tự viện là Tăng Ni, hoặc cư sĩ, Phật tử có uy tín, năng lực làm việc, có đạo hạnh tốt, có công đức đối với đạo pháp và dân tộc.
Các Tin Khác