Lễ Húy Nhật lần thứ 60 cố Hòa thượng Thích Thông Tịnh và hiệp kỵ chư vị hương linh tại chùa Hoa Khai
Tịnh Tâm - Ngày đăng: 07:49:55 14-04-2024
Sáng nay ngày 14/04/2024 (06/03/Giáp Thìn), tại chùa Hoa Khai – xã Đạo Nghĩa, huyện Đắk R’Lấp đã trang nghiêm tổ chức lễ Húy Nhật lần thứ 60 cố Hòa thượng đệ nhất trụ trì và hiệp kỵ chư hương linh kí danh, kí tự tại chùa Hoa Khai.
Quang lâm chứng minh buổi lễ tưởng niệm có TT. Thích Quảng Hiền – Ủy viên HĐTS, Trưởng BTS PG tỉnh Đắk Nông; TT. Thích Chiếu Ý – Phó BTS, Trưởng ban HDPT tỉnh, Chứng minh BTS PG huyện Đắk R’Lấp, Trù trì chùa Hoa Khai; TT. Thích Quảng Nhã – Phó BTS, Trưởng ban Pháp Chế PG tỉnh; ĐĐ. Thích Quảng Tráng - Chánh Thư ký BTS PG tỉnh, Trưởng BTS PG huyện Đắk R’Lấp, cùng chư Tôn đức Tăng Ni trên địa bàn tỉnh, Tăng chúng chùa Hoa Khai, cùng quý phật tử thiện nam, tín nữ đồng cầu nguyện giác linh cố Hòa thượng cao đăng Phật Quốc và hiệp kị chư hương linh kí danh, kí tự tại chùa Hoa Khai.
Tại buổi lễ ĐĐ. Thích Quảng Tráng đã cung tuyên tiểu sử cố Trưởng lão HT. Thích Thông Tịnh đệ nhất trụ trì chùa Hoa Khai.
Cố Hòa thượng thế danh: Nguyễn Châu, sinh năm Quý Hợi (1923) tại thôn Phương Lưu, xã Xuân Thọ - Thị Trấn Sông Cầu, Tỉnh Phú Yên. Thân phụ ngài là cụ ông Nguyễn Văn Thường, mẫu thân là cụ bà Phạm Thị Lộc.
Gia đình gồm có 10 anh chị em ( bảy trai, ba gái ) ngài là người con thứ tám của gia đình, vốn hiền hòa tư chất thuần hậu, hiếu thảo với song thân, Đạo tâm hướng Phật từ nhỏ nhưng mãi đến năm 22 tuổi (1945) mới xuất gia cầu Đạo. Ngài thế phát quy y với cố Hòa Thượng: Thượng Phúc, Hạ Hộ, viện chủ chùa Từ Quang, Đá Trắng thuộc huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên làm bổn sư, ngài Phúc Hộ là một danh tăng của thập niên 60.
Sau thời gian thọ đại giới ngài được Hòa Thượng Bổn sư cho phép đến tấn tu cùng huynh đệ tại chùa Long Nghiêm, xã Xuân Thọ, huyện Sông Cầu – Tỉnh Phú Yên, hơn 2 năm tu học chuyên cần tại đây, kết nối thêm duyên sự. Vào đầu năm 1963 Ngài theo huynh đệ lên Buôn Mê Thuột, mang ước nguyện du phương hành đạo để hoằng dương Chánh Pháp.
Duyên sự thuận thời, được cố Hòa Thượng Thích Trí Huy là Chánh đại diện PG tỉnh Quảng Đức thời ấy (nay là tỉnh Đắk Nông) trụ trì chùa Pháp Hoa, Thị xã Gia Nghĩa. Cung cử ngài đảm trách trụ trì chùa Hoa Khai theo như lời thỉnh cầu của Phật tử xã Đạo Nghĩa, ngài hoan hỷ nhận lời và chính thức trụ trì chùa Hoa Khai đầu tiên.
Từ đó, Ngài phát nguyện dấn thân trên con đường hoằng hóa độ sanh, với tinh thần nhập thế tích cực không quản gian lao, không từ nan bất kỳ Phật sự nào nơi chốn rừng núi Tây nguyên.
Với một mái chùa tranh tre vách nứa nơi vùng đất hoang sơ Đạo Nghĩa, rừng núi điệp trùng, ngài chuyên cần trì kinh niệm Phật và phát nguyện cùng Phật tử địa phương xây dựng lại ngôi chùa tạm ngày ấy để có chỗ tôn nghiêm phụng thờ Tam Bảo, nhưng ước nguyện chưa tròn, mộng lòng chưa thỏa bởi luật vô thường đời người vẫn cứ đeo mang.
Đầu năm Giáp Thìn (1964) bệnh gan tái phát ngài phải đi chữa trị tại bện viện Chợ Rẫy ( Sài Gòn ). Nay là thành phố Hồ Chí Minh. Do bệnh hiểm nghèo ngài đã xả bỏ báo thân tại chùa Giác Hải – Bình Hưng Hòa, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh (nay là quận Bình Tân). Vào ngày 07/03 năm Giáp Thìn, nhục thân của ngài được huynh đệ đồng môn và cố Hòa Thượng Thượng Giác, Hạ Hải nhập tháp trong khuôn viên chùa Giác Hải, trụ thế 42 năm, 20 hạ lạp.
Đến năm 2007, TT. Thích Chiếu Ý đương nhiệm trụ trì cùng hàng Phật tử và gia quyến rước nhục thân của cố Hòa thượng về nhập bảo tháp tại khuôn viên chùa Hoa Khai hiện nay.
Sau phần cung tuyên tiểu sử TT. Thích Chiếu Ý đã thay mặt môn đồ tứ chúng đệ tử dâng lên lời tưởng niệm nhân lễ Húy Nhật lần thứ 60 năm ngày viên tịch của cố Hòa thượng đệ nhất trù trì chùa Hoa Khai.
Huấn từ tại buổi lễ TT. Thích Quảng Hiền đã nêu lên công hạnh và hạnh nguyện dấn thân phụng sự đạo Pháp của cố Hòa thượng từ những ngày đầu trở về tỉnh Quảng Đức nay là tỉnh Đắk Nông tuy thời gian Ngài trụ trì nơi chùa Hoa Khai không lâu nhưng đã tạo dựng ngôi già lam tạm khanh trang để có nơi cho bà con địa phương trở về tu học những ngày đầu tuy gian nan vất vả nhưng với ý chí mạnh mẻ, kiên cường của một vị Tăng trẻ đã góp phần rất lớn cho sự thành tựu của chùa Hoa Khai ngày hôm nay. Đến năm 2006 TT. Thích Chiếu Ý trở về đảm nhận trọng trách trụ trì chùa Hoa Khai đã cố gắng tìm hiểu về nơi cố Hòa thượng tu học và quá trình Hoằng Pháp tại tỉnh Đắk Nông do chưa từng gặp Hòa thượng dù chỉ một lần nhưng Ngài đã viên tịch gần 10 năm, tạo dựng và cung thỉnh Ngài nhập bảo tháp tại khuôn viên chùa Hoa Khai.
Tại buổi lễ ĐĐ. Thích Quảng Tráng đã cung tuyên tiểu sử cố Trưởng lão HT. Thích Thông Tịnh đệ nhất trụ trì chùa Hoa Khai.
Cố Hòa thượng thế danh: Nguyễn Châu, sinh năm Quý Hợi (1923) tại thôn Phương Lưu, xã Xuân Thọ - Thị Trấn Sông Cầu, Tỉnh Phú Yên. Thân phụ ngài là cụ ông Nguyễn Văn Thường, mẫu thân là cụ bà Phạm Thị Lộc.
Gia đình gồm có 10 anh chị em ( bảy trai, ba gái ) ngài là người con thứ tám của gia đình, vốn hiền hòa tư chất thuần hậu, hiếu thảo với song thân, Đạo tâm hướng Phật từ nhỏ nhưng mãi đến năm 22 tuổi (1945) mới xuất gia cầu Đạo. Ngài thế phát quy y với cố Hòa Thượng: Thượng Phúc, Hạ Hộ, viện chủ chùa Từ Quang, Đá Trắng thuộc huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên làm bổn sư, ngài Phúc Hộ là một danh tăng của thập niên 60.
Sau thời gian thọ đại giới ngài được Hòa Thượng Bổn sư cho phép đến tấn tu cùng huynh đệ tại chùa Long Nghiêm, xã Xuân Thọ, huyện Sông Cầu – Tỉnh Phú Yên, hơn 2 năm tu học chuyên cần tại đây, kết nối thêm duyên sự. Vào đầu năm 1963 Ngài theo huynh đệ lên Buôn Mê Thuột, mang ước nguyện du phương hành đạo để hoằng dương Chánh Pháp.
Duyên sự thuận thời, được cố Hòa Thượng Thích Trí Huy là Chánh đại diện PG tỉnh Quảng Đức thời ấy (nay là tỉnh Đắk Nông) trụ trì chùa Pháp Hoa, Thị xã Gia Nghĩa. Cung cử ngài đảm trách trụ trì chùa Hoa Khai theo như lời thỉnh cầu của Phật tử xã Đạo Nghĩa, ngài hoan hỷ nhận lời và chính thức trụ trì chùa Hoa Khai đầu tiên.
Từ đó, Ngài phát nguyện dấn thân trên con đường hoằng hóa độ sanh, với tinh thần nhập thế tích cực không quản gian lao, không từ nan bất kỳ Phật sự nào nơi chốn rừng núi Tây nguyên.
Với một mái chùa tranh tre vách nứa nơi vùng đất hoang sơ Đạo Nghĩa, rừng núi điệp trùng, ngài chuyên cần trì kinh niệm Phật và phát nguyện cùng Phật tử địa phương xây dựng lại ngôi chùa tạm ngày ấy để có chỗ tôn nghiêm phụng thờ Tam Bảo, nhưng ước nguyện chưa tròn, mộng lòng chưa thỏa bởi luật vô thường đời người vẫn cứ đeo mang.
Đầu năm Giáp Thìn (1964) bệnh gan tái phát ngài phải đi chữa trị tại bện viện Chợ Rẫy ( Sài Gòn ). Nay là thành phố Hồ Chí Minh. Do bệnh hiểm nghèo ngài đã xả bỏ báo thân tại chùa Giác Hải – Bình Hưng Hòa, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh (nay là quận Bình Tân). Vào ngày 07/03 năm Giáp Thìn, nhục thân của ngài được huynh đệ đồng môn và cố Hòa Thượng Thượng Giác, Hạ Hải nhập tháp trong khuôn viên chùa Giác Hải, trụ thế 42 năm, 20 hạ lạp.
Đến năm 2007, TT. Thích Chiếu Ý đương nhiệm trụ trì cùng hàng Phật tử và gia quyến rước nhục thân của cố Hòa thượng về nhập bảo tháp tại khuôn viên chùa Hoa Khai hiện nay.
Sau phần cung tuyên tiểu sử TT. Thích Chiếu Ý đã thay mặt môn đồ tứ chúng đệ tử dâng lên lời tưởng niệm nhân lễ Húy Nhật lần thứ 60 năm ngày viên tịch của cố Hòa thượng đệ nhất trù trì chùa Hoa Khai.
Huấn từ tại buổi lễ TT. Thích Quảng Hiền đã nêu lên công hạnh và hạnh nguyện dấn thân phụng sự đạo Pháp của cố Hòa thượng từ những ngày đầu trở về tỉnh Quảng Đức nay là tỉnh Đắk Nông tuy thời gian Ngài trụ trì nơi chùa Hoa Khai không lâu nhưng đã tạo dựng ngôi già lam tạm khanh trang để có nơi cho bà con địa phương trở về tu học những ngày đầu tuy gian nan vất vả nhưng với ý chí mạnh mẻ, kiên cường của một vị Tăng trẻ đã góp phần rất lớn cho sự thành tựu của chùa Hoa Khai ngày hôm nay. Đến năm 2006 TT. Thích Chiếu Ý trở về đảm nhận trọng trách trụ trì chùa Hoa Khai đã cố gắng tìm hiểu về nơi cố Hòa thượng tu học và quá trình Hoằng Pháp tại tỉnh Đắk Nông do chưa từng gặp Hòa thượng dù chỉ một lần nhưng Ngài đã viên tịch gần 10 năm, tạo dựng và cung thỉnh Ngài nhập bảo tháp tại khuôn viên chùa Hoa Khai.
Các Tin Khác