Huyết áp thấp là gì?
Admin - Ngày đăng: 07:10:08 16-12-2018
Căng thẳng, mệt mỏi, stress do áp lực công việc, gia đình và những mối quan hệ xã hội càng nhiều thì tỷ lệ người mắc bệnh huyết áp thấp cũng ngày một gia tăng.
Một số người thường xuyên có dấu hiệu đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, hay buồn ngủ, mệt mỏi.. nhưng lại không hề biết rằng đó là chứng bệnh huyết áp thấp, điều này đã làm lỡ đi mất cơ hội điều trị sớm và để lại những tổn thương nặng nề đối với não bộ và các cơ quan trọng yếu khác bên trong cơ thể, khiến cuộc sống càng trở nên mệt mỏi gấp bội phần.
Huyết áp bao nhiêu là thấp, chỉ số nào cảnh báo bệnh?
Huyết áp thấp là áp lực của dòng máu lên thành động mạch khi tim bơm máu đi nuôi cơ thể bị giảm xuống thấp dưới mức bình thường. Huyết áp được xác định bằng hai chỉ số là huyết áp tâm thu (chỉ số trên) và huyết áp tâm trương (chỉ số dưới) được tính bằng mmHg.
Ở người bình thường, huyết áp thường ở mức 120/80 mmHg. Khi huyết áp dao động bằng hoặc nhỏ hơn 90/60 mmHg, chẳng hạn như 85/50, 90/50, 100/60, 100/70... kèm các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt... thì đó chính là bệnh huyết áp thấp và cần điều trị.
Các dấu hiệu và triệu chứng của huyết áp thấp
Mỗi người sẽ có những dấu hiệu cảnh báo khác nhau về tình trạng tụt huyết áp, có thể với bạn chỉ là hoa mắt, chóng mặt, với những người khác thì sức khỏe bị ảnh hưởng trầm trọng. Nhưng hầu hết người mắc bệnh huyết áp thấp đều gặp một hoặc kết hợp nhiều triệu chứng sau đây:
- Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng do máu không bơm được lên não, các tế bào thần kinh thường xuyên bị thiếu dưỡng khí để hoạt động. Tình trạng này thường xảy ra vào buổi tối khi đi ngủ hoặc đầu sáng sớm.
- Mạch nhanh, thở nông, buồn nôn, toát mồ hôi lạnh mỗi khi huyết áp tụt đột ngột
- Cảm giác sợ lạnh, da xanh nhợt nhạt, môi tím tái, chân tay hay bị tê nhức mỏi, lạnh về đêm gây trằn trọc khó ngủ, nhưng ban ngày thì ngủ gật, ngáp liên tục,... bởi áp lực của dòng máu không đủ mạnh để bơm máu đến chân tay và những vùng cách xa tim.
- Nhìn mờ, khó tập trung, hay quên, đãng trí, dễ nổi cáu.
- Mệt mỏi, khó chịu trong người, trường hợp nặng có thể ngất xỉu, nhất là khi thay đổi tư thế.
Dấu hiệu của huyết áp thấp tuy không đến rầm rộ như huyết áp cao, nhưng những gì nó gây ra lại làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến chất lượng công việc và cuộc sống hàng ngày. Với những giải pháp hỗ trợ điều trị, đòi hỏi phải có sự kiên trì cao trong quá trình sử dụng, và cũng tùy cơ địa đáp ứng của mỗi người nhưng đa số các trường hợp có thể nhanh chóng cải thiện các triệu chứng của huyết áp thấp chỉ trong vòng 3 – 4 tháng. Cùng lắng nghe chia sẻ dưới đây để tìm hiểu thêm về giải pháp này.
Nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp và các dạng thường gặp
- Thiếu máu hoặc chất lượng máu kém do ăn uống không đủ dinh dưỡng, phụ nữ sau khi sinh, người ốm dậy, chấn thương mất máu…
- Mất nước do tiêu chảy, lao động quá sức…
- Huyết ấp thấp cơ địa, do gen di truyền
- Rối loạn chức năng thể dịch khi các thụ thể cảm áp bên trong lòng động mạch hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến mất khả năng điều chỉnh huyết áp của cơ thể
- Mắc một số bệnh mạn tính như tuyến giáp, suy tim, bệnh van tim, rối loạn nhịp tim hoặc do dùng một số thuốc điều trị (thuốc lợi tiểu, thuốc tim mạch, hướng tâm thần…) cũng có thể gây hạ huyết áp đột ngột.
Các dạng huyết áp thấp thường gặp
- Huyết áp thấp cơ địa: mặc dù chỉ số huyết áp luôn ở mức 90/60mmHg nhưng không hề có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt....
- Huyết áp thấp tư thế đứng (hạ huyết áp tư thế đứng): Tình trạng huyết áp thấp thường xảy ra sau khi người bệnh thay đổi tư thế chẳng hạn như đang nằm hay ngồi sau đó đứng lên.
- Huyết áp thấp qua trung gian thần kinh: tình trạng hạ huyết áp sau khi đứng quá lâu. Thường gặp ở những người trẻ tuổi do làm việc ở tư thế đứng trong một thời gian dài, kèm theo tâm lý căng thẳng, stress hay sợ hãi.
- Huyết áp thấp sau khi ăn: thường xuất hiện sau một bữa ăn quá no hoặc với một lượng lớn thức ăn giàu carbohydrat, gây ra tình trạng chóng mặt, choáng ngất…
Biến chứng nguy hiểm từ huyết áp thấp
- Ngã: Tụt huyết áp khiến tim đập nhanh, choáng váng, ngất xỉu tại chỗ và có thể không may sẽ bị ngã gãy xương hoặc chấn thương đầu.
- Sốc: Việc giảm thể tích máu đột ngột có thể gây hạ huyết áp nghiêm trọng dẫn tới sốc. Trong sốc, huyết áp giảm xuống rất thấp và không thể tự điều chỉnh lại mức bình thường, điều này sẽ nguy hiểm đến tính mạng nếu bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời.
- Giảm trí nhớ: Theo nghiên cứu cho thấy, huyết áp thấp có thể gắn liền với mất trí nhớ do làm giảm lưu lượng máu lên não, huyết áp càng thấp liên tục từ hai năm trở lên sẽ có nguy cơ bị suy giảm trí nhớ cao gấp hai lần so với người bình thường.
- Biến cố tim mạch: Huyết áp thấp còn gây thiếu máu cơ tim, khoảng 10-15% số người tai biến mạch máu não và 25% số người bị nhồi máu cơ tim là do huyết áp thấp gây ra, điều này có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân bất cứ lúc nào.
- Đột quỵ: Tụt huyết áp đột ngột khiến dòng máu lên não ngừng hẳn, gây ra đột quỵ, rất nguy hiểm nếu không cấp cứu sớm.
Phương pháp sơ cứu khi gặp phải
- uống ly sửa nóng hoặc, cà phê nóng, nước đường và gừng, hoặc ăn socola, kẹo ngọt, hoặc xoa nóng hai bàn tay, hai bàn chân để tăng nhiệt cho cơ thể.
Phương pháp điều trị huyết áp thấp
- Nên ăn uống đầy đủ các nhóm chất, tăng cường thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu như thịt, sữa, trứng, bí đỏ, đậu tương, rau cải bó xôi…
- Không ăn quá nhiều trong một bữa và chia làm nhiều bữa nhỏ hơn nếu bạn bị huyết áp thấp sau ăn. Người bệnh nên ăn thành 6-7 bữa mỗi ngày với lượng thức ăn nhỏ hơn.
- Nên ăn mặn hơn một chút so với người bình thường. Tuy nhiên việc này sẽ không phù hợp với những ai đang mắc bệnh tim mạch hoặc bệnh thận.
- Nên uống đủ ít nhất 2 lít nước, tương đương 8 cốc 200ml mỗi ngày nhằm duy trì thể tích tuần hoàn từ đó ổn định huyết áp.
- Không nên uống rượu bia và thuốc lá.
- Hạn chế tối đa tình trạng căng thẳng, lo âu, stress.
Tập luyện và thay đổi thói quen sinh hoạt
- Nếu bạn gặp phải các dấu hiệu của huyết áp thấp, bạn nên ngồi xuống hoặc nằm gác chân lên cao để máu có thể nhanh chóng được đưa lên não, giảm bớt tình trạng đang gặp phải.
- Tránh đứng lâu trong thời gian dài, tránh tắm nước quá nóng, không vắt chéo chân khi bạn ngồi, đồng thời nên thay đổi tư thế một cách từ từ
- Tập thể dục hoặc vận động thể chất đều đặn mỗi ngày, nhờ đó có thể thư giãn, tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể
- Sử dụng tất chân/vớ y khoa để tăng áp lực lên phần chân, giúp máu phân bố đều hơn đến các phần của cơ thể.
DS. Thanh Hải