Bạn biết gì về khu du lịch Tam Chúc Hà Nam?
Admin - Ngày đăng: 04:07:09 27-12-2018
Đây là khu du lịch có diện tích 4.000 ha, thuộc thị trấn Ba Sao huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam với nhiều chức năng hiện đại. Tuy đang trong quá trình hoàn thiện, nhưng đang được mọi người biết đến, nhất là sự trung tâm này vinh dự lần thứ 3 đăng cai tổ chức Đại lễ Phật Đản Vesak của Liên hiệp quốc.
*Thông tin dự kiến tổ chức Đại lễ Vesak tại đây
Dự kiến Đại lễ do Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai chủ trì, với sự phối hợp tổ chức của Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc (ICDV) dưới sự giúp đỡ và bảo trợ của Chính phủ Việt Nam, diễn ra từ ngày 12-14.5.2019.
Với chủ đề “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”, sự kiện là một trong những hoạt động văn hoá Liên Hợp Quốc nhằm tôn vinh giá trị nhân văn, hòa bình của nhân loại.
Sau 2 lần đăng cai và tổ chức thành công Đại lễ vào năm 2008 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình và năm 2014 tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019 và Hội thảo khoa học Quốc tế sẽ diễn ra tại Hà Nam năm tới, dự kiến đón khoảng hơn 10.000 người tham dự. Đây cũng được xem là một trong những sự kiện đối ngoại quan trọng góp phần nâng cao vai trò của Phật giáo Việt Nam trong hội nhập quốc tế, đồng thời khẳng định vị thế, trách nhiệm của Việt Nam đối với Liên Hợp Quốc.
Đại lễ dự kiến sẽ tiếp đón khoảng hơn 10.000 người tham dự, bao gồm 1.500 chức sắc và lãnh đạo các Giáo hội, hệ phái Phật giáo, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu Phật học cũng như các Phật tử hành trì thuộc nhiều truyền thống Phật giáo đến từ 90 - 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, khoảng 10.000 đồng bào Phật tử và nhân dân Việt Nam.
* Thông tin về khu du lịch này:
Nơi đây là vùng ngập nước núi đá vôi, trong khu vực và lân cận có nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh như: động Vòng, chùa Bà Đanh, đền Trúc, miếu Trung, chùa Đặng Xá, đền Bạch Mã, miếu Bóng Bà, Động Thủy, động Lim, động Chùa, đền Lê Chân, chùa Ông, chùa Tam Giáo, chùa Kiêu, chùa Vân Mộng.[3]
Khu du lịch hồ Tam Chúc có vị trí đặc biệt là gạch nối giữa Khu du lịch Chùa Hương với khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, chùa Bái Đính, Tràng An, Tam Cốc tạo thành một quần thể các khu du lịch sinh thái vùng ngập nước.
Liên kết phát triển tuyến du lịch chùa Hương (Hà Nội) - Tam Chúc (Hà Nam) - chùa Bái Đính (Ninh Bình) là ý tưởng đã được Tổng cục Du lịch và các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình lên kế hoạch thực hiện. Một con đường thẳng nối từ chùa Hương sang Tam Chúc rồi đi thẳng đến chùa Bái Đính đã được quy hoạch xây dựng, chỉ dài có hơn 20 km đồng thời sẽ biến chùa Hương - Tam Chúc - chùa Bái Đính trở thành tuyến du lịch tâm linh lớn nhất Việt Nam.
Tại làm việc về công tác tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc năm 2019 vào ngày 5/12/2018, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý để Hà Nam phối hợp với các địa phương liên quan lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận quần thể Tam Chúc (Hà Nam)-Chùa Hương (Hà Nội)-Vân Long (Ninh Bình)-Đồng Tâm (Hòa Bình) trở thành di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, và giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất, báo cáo Thủ tướng theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.[4]
Dự kiến Đại lễ do Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai chủ trì, với sự phối hợp tổ chức của Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc (ICDV) dưới sự giúp đỡ và bảo trợ của Chính phủ Việt Nam, diễn ra từ ngày 12-14.5.2019.
Với chủ đề “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”, sự kiện là một trong những hoạt động văn hoá Liên Hợp Quốc nhằm tôn vinh giá trị nhân văn, hòa bình của nhân loại.
Sau 2 lần đăng cai và tổ chức thành công Đại lễ vào năm 2008 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình và năm 2014 tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019 và Hội thảo khoa học Quốc tế sẽ diễn ra tại Hà Nam năm tới, dự kiến đón khoảng hơn 10.000 người tham dự. Đây cũng được xem là một trong những sự kiện đối ngoại quan trọng góp phần nâng cao vai trò của Phật giáo Việt Nam trong hội nhập quốc tế, đồng thời khẳng định vị thế, trách nhiệm của Việt Nam đối với Liên Hợp Quốc.
Đại lễ dự kiến sẽ tiếp đón khoảng hơn 10.000 người tham dự, bao gồm 1.500 chức sắc và lãnh đạo các Giáo hội, hệ phái Phật giáo, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu Phật học cũng như các Phật tử hành trì thuộc nhiều truyền thống Phật giáo đến từ 90 - 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, khoảng 10.000 đồng bào Phật tử và nhân dân Việt Nam.
* Thông tin về khu du lịch này:
Nơi đây là vùng ngập nước núi đá vôi, trong khu vực và lân cận có nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh như: động Vòng, chùa Bà Đanh, đền Trúc, miếu Trung, chùa Đặng Xá, đền Bạch Mã, miếu Bóng Bà, Động Thủy, động Lim, động Chùa, đền Lê Chân, chùa Ông, chùa Tam Giáo, chùa Kiêu, chùa Vân Mộng.[3]
Khu du lịch hồ Tam Chúc có vị trí đặc biệt là gạch nối giữa Khu du lịch Chùa Hương với khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, chùa Bái Đính, Tràng An, Tam Cốc tạo thành một quần thể các khu du lịch sinh thái vùng ngập nước.
Liên kết phát triển tuyến du lịch chùa Hương (Hà Nội) - Tam Chúc (Hà Nam) - chùa Bái Đính (Ninh Bình) là ý tưởng đã được Tổng cục Du lịch và các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình lên kế hoạch thực hiện. Một con đường thẳng nối từ chùa Hương sang Tam Chúc rồi đi thẳng đến chùa Bái Đính đã được quy hoạch xây dựng, chỉ dài có hơn 20 km đồng thời sẽ biến chùa Hương - Tam Chúc - chùa Bái Đính trở thành tuyến du lịch tâm linh lớn nhất Việt Nam.
Tại làm việc về công tác tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc năm 2019 vào ngày 5/12/2018, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý để Hà Nam phối hợp với các địa phương liên quan lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận quần thể Tam Chúc (Hà Nam)-Chùa Hương (Hà Nội)-Vân Long (Ninh Bình)-Đồng Tâm (Hòa Bình) trở thành di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, và giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất, báo cáo Thủ tướng theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.[4]