• Phật sự Trong Tỉnh
    • Hoạt động Phật giáo tỉnh
    • Thành phố Gia Nghĩa
    • Huyện Đăk Mil
    • Huyện Đăk R Lấp
    • Huyện Đăk Song
    • Huyện Cư Jut
    • Huyện Krông Nô
    • Huyện Tuy Đức
    • Huyện Đăk GLong
  • Phật sự tây nguyên
    • Sự kiện
    • Danh Tăng
  • Phật sự khắp nơi
    • Phật sự trong nước
    • Phật sự thế giới
  • Từ thiện xã hội
    • Khuyến học
    • Từ thiện
  • Du lịch Tâm linh
    • Cảnh đẹp Tây Nguyên
    • Cảnh đẹp Miền Bắc
    • Cảnh đẹp Miền Trung
    • Cảnh đẹp Miền Nam
  • Phật giáo đời sống
    • Phật học
    • Tư vấn tâm lý
    • Vấn đáp Phật Pháp
    • Bài học cuộc sống
  • Giáo dục tuổi trẻ
    • Giáo dục tự viện
    • Gia đình Phật tử
    • Nghị lực sống
  • Văn hoá nghệ Thuật
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Sách nói
    • Kiến trúc
    • Thơ văn
    • Điêu Khắc-Hội Họa
    • Lễ hội Phật giáo
  • Ẩm thực Sức khoẻ
    • Món chay
    • Thuốc hay
    • Sống khỏe
    • Sống đẹp
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Phật sự Trong Tỉnh
    • Hoạt động Phật giáo tỉnh
    • Thành phố Gia Nghĩa
    • Huyện Đăk Mil
    • Huyện Đăk R Lấp
    • Huyện Đăk Song
    • Huyện Cư Jut
    • Huyện Krông Nô
    • Huyện Tuy Đức
    • Huyện Đăk GLong
  • Phật sự tây nguyên
    • Sự kiện
    • Danh Tăng
  • Phật sự khắp nơi
    • Phật sự trong nước
    • Phật sự thế giới
  • Từ thiện xã hội
    • Khuyến học
    • Từ thiện
  • Du lịch Tâm linh
    • Cảnh đẹp Tây Nguyên
    • Cảnh đẹp Miền Bắc
    • Cảnh đẹp Miền Trung
    • Cảnh đẹp Miền Nam
  • Phật giáo đời sống
    • Phật học
    • Tư vấn tâm lý
    • Vấn đáp Phật Pháp
    • Bài học cuộc sống
  • Giáo dục tuổi trẻ
    • Giáo dục tự viện
    • Gia đình Phật tử
    • Nghị lực sống
  • Văn hoá nghệ Thuật
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Sách nói
    • Kiến trúc
    • Thơ văn
    • Điêu Khắc-Hội Họa
    • Lễ hội Phật giáo
  • Ẩm thực Sức khoẻ
    • Món chay
    • Thuốc hay
    • Sống khỏe
    • Sống đẹp
  • Trang chủ

  • Phật giáo đời sống

  • Bài học cuộc sống

“Dùng lấy thảo!” và triết lý cuộc sống

Thường Tâm - Ngày đăng: 13:10:49 23-03-2020
  • Chia sẻ
  • Tweet
Người xưa có câu: " Của cho không bằng cách cho" phải không mọi người!
" Ăn lấy thảo" chắc chắn trong chúng ta đã từng một vài lần nghe câu này, có phải là từ các cô, chú hàng xóm mỗi dịp giỗ, lễ mang sang nhà mình ít xôi, thịt, vài miếng đồ ăn. Hay mỗi lần mẹ làm bánh khoai thì lấy ra vài cái bảo con mang sang chú này, cô kia mời ăn lấy thảo,...

Mẹ tôi giải thích câu mời “dùng (ăn) lấy thảo” như sau:

Của mình đem tặng, biếu, mời, cho không có nhiều, không có chi cao sang, chỉ có chút quà nhỏ không đáng gì so với người ta. Nhưng mà xuất phát từ tấm lòng của mình muốn chia sẻ, muốn mời mọc, muốn có tình cảm qua lại thân thiện gắn kết, cái mình trao là tấm lòng thơm thảo của mình thôi. Nên câu mời phải khiêm cung, “Dạ, mời cô, bác dùng lấy thảo”.

Người nhận nghe câu mời dùng lấy thảo thì hiểu cái đứa đem tặng mình không coi trọng giá trị vật chất của món quà, nó không dám coi đó là thứ đáng giá, rất lễ phép và khiêm nhường, không có ý lợi dụng gì khi tặng. Họ vui vẻ nhận, cảm thấy được tôn trọng, khó thể chối từ một tấm lòng thơm thảo.

Người ta hay nói cách cho hơn của cho là vì vậy.
 


Với người lớn tuổi hơn mình, người có tiền của giàu sang hơn mình, người có địa vị hơn mình, trong vô thức, tự ta chăm chút món quà và tự biết quà của mình thật sự chẳng đáng gì so với họ.
 

Cách ứng xử của ta tự động có sự khiêm nhường. Đó là lẽ dĩ nhiên.

Nhưng, khi đem quà đi biếu, tặng người đang nghèo khổ đói rách hơn mình, ta cũng không coi món quà của mình là đáng giá, thì ta sẽ tự động chăm chút vào cách cho và câu mời sao cho người dưới mình khi nhận không cảm thấy bị tổn thương, mặc cảm.

Đó là sự tế nhị và cẩn thận trong việc giữ gìn phẩm giá của họ. Không có món quà nào có giá trị lớn hơn phẩm giá một con người, kể cả khi đó là một người ăn xin. Điều này tưởng dễ nhưng không phải ai cũng chú trọng nên rất nhiều khi ta vô tình xúc phạm phẩm giá của người được nhận.

Xã hội mình có nhiều người làm từ thiện lắm, nhưng không phải ai cũng biết cách cho. Xã hội mình cũng lắm người cần nhận, nhưng không phải ai cũng biết cách nhận. Khi một món quà được trao nhận không đúng cách nó sẽ trở nên nặng nề, tính toán và xúc phạm phẩm giá lẫn nhau.

Một người nghèo, thương quý người nào đó, đem tặng họ chút quà, họ bảo, “Thôi thôi, ba cái thứ này nhà tôi có đầy, đem về không ai dùng”.
 

Đem tặng người ký ổi, người ta bảo, “Thôi, cầm về mà dùng, trong tủ lạnh nhà tôi đầy nho Mỹ, táo Úc mà có ai ăn đâu”.

Họ đã vô tình xúc phạm phẩm giá của người đem tặng. Họ gây ra một nỗi tủi hổ rất lớn cho người tặng.

Cho dù đó là một câu nói của người vô tình không cố ý xúc phạm thì bản chất nó vẫn là xúc phạm.

Người có của đem cho tặng người nghèo hơn mình món quà, mà nói, “Tôi hồi xưa còn nghèo hơn cả mấy người mà có ai cho tặng gì đâu. Tôi phải làm lụng vất vả mới có ngày này”. Người nhận sẽ cảm thấy cái món quà đó nặng hơn núi và bị phán xét mình nghèo là do mình lười, dốt, dở không đủ giỏi bằng người cho. Họ sẽ cảm thấy bị sỉ nhục.

Dùng lấy thảo không chỉ là một câu mời đầu môi dễ nghe mà nó là triết lý sống

Khi hiểu rõ, đúng, đủ về nó thì tất yếu trong cuộc sống khi được nhận hoặc khi được đem tặng, ta đều có những ứng xử đẹp bởi ta hiểu đúng ý nghĩa bản chất của việc cho tặng, nhận quà từ nhau:

Tấm lòng và sự gắn kết xã hội.
 

Nguồn: Daikynguyen

Ý kiến của bạn:
  • Chia sẻ
  • Tweet
Các Tin Khác
  • PHẬT GIÁO ĐĂK NÔNG TIẾP SỨC TP.HCM 6 CHUYẾN HÀNG NGHĨA TÌNH

    PHẬT GIÁO ĐĂK NÔNG TIẾP SỨC TP.HCM 6 CHUYẾN HÀNG NGHĨA TÌNH

  • Tôi Thấy Một Phật Giáo Thật Đẹp!

    Tôi Thấy Một Phật Giáo Thật Đẹp!

  • "Lạ Lắm" tâm tình vùng bảo lũ.

  • Xin Mẹ Yên Tâm- Radio

    Xin Mẹ Yên Tâm- Radio "Lời Con Muốn Nói"

  • Có khiếm khuyết mới là cuộc sống, không hoàn mỹ mới gọi kiếp nhân sinh

    Có khiếm khuyết mới là cuộc sống, không hoàn mỹ mới gọi kiếp nhân sinh

  • 10 nghiệp lành mang lại phước đức

    10 nghiệp lành mang lại phước đức

  • Con là sự tiếp nối đẹp của ba mẹ

    Con là sự tiếp nối đẹp của ba mẹ

  • Cảm động hình ảnh voi dâng cúng phẩm vật lên chư Tăng

    Cảm động hình ảnh voi dâng cúng phẩm vật lên chư Tăng

  • Chỉ có tình thương mới xóa bỏ được hận thù!

    Chỉ có tình thương mới xóa bỏ được hận thù!

  • Còn Đâu Phượng Nở Sân Trường???

    Còn Đâu Phượng Nở Sân Trường???

Phật học

Ban Hoằng Pháp Thuyết Giảng: Tình Người Trong Đại Dịch Covid 19

Ban Hoằng Pháp Thuyết Giảng: Tình Người Trong Đại Dịch Covid 19

  • Thông Báo Chương trình thi

    Thông Báo Chương trình thi "Vườn Lâm Tỳ Ni oline"

  • Sống an lạc qua giáo lý tứ đại giai không

    Sống an lạc qua giáo lý tứ đại giai không

  • Sức Mạnh Của Lời Thề

    Sức Mạnh Của Lời Thề

  • An cư - Nuôi lớn tâm bồ đề

    An cư - Nuôi lớn tâm bồ đề

  • Khổ và diệt khổ từ nơi sáu giác quan

    Khổ và diệt khổ từ nơi sáu giác quan

Tư vấn tâm lý

Tu tướng và tu tâm

Tu tướng và tu tâm

  • Buông bỏ cho thân tâm nhẹ nhõm

    Buông bỏ cho thân tâm nhẹ nhõm

  • Rốt cuộc bạn đã bỏ lỡ điều gì quan trọng nhất đời mình?

    Rốt cuộc bạn đã bỏ lỡ điều gì quan trọng nhất đời mình?

  • 12 thói quen của người chân thật

    12 thói quen của người chân thật

  • Quay về ôm ấp nỗi đau-Thích Minh Niệm

    Quay về ôm ấp nỗi đau-Thích Minh Niệm

  • Thực tập bình an giữa mùa dịch

    Thực tập bình an giữa mùa dịch

Vấn đáp Phật Pháp

Hình thức và ý nghĩa lễ bái trong đạo Phật

Hình thức và ý nghĩa lễ bái trong đạo Phật

  • 12 vấn đề xã hội dưới góc nhìn Phật giáo

    12 vấn đề xã hội dưới góc nhìn Phật giáo

  • Nhân vô tình có gặp quả vô tình không ?

    Nhân vô tình có gặp quả vô tình không ?

  • Vu Lan, lễ hội văn hóa tình người

    Vu Lan, lễ hội văn hóa tình người

  • Hướng dẫn phương pháp tọa thiền

    Hướng dẫn phương pháp tọa thiền

  • Vấn đề cúng sao giải hạn dưới góc nhìn của Phật giáo-Thích Nhật Từ

    Vấn đề cúng sao giải hạn dưới góc nhìn của Phật giáo-Thích Nhật Từ

Bài học cuộc sống

PHẬT GIÁO ĐĂK NÔNG TIẾP SỨC TP.HCM 6 CHUYẾN HÀNG NGHĨA TÌNH

PHẬT GIÁO ĐĂK NÔNG TIẾP SỨC TP.HCM 6 CHUYẾN HÀNG NGHĨA TÌNH

  • Tôi Thấy Một Phật Giáo Thật Đẹp!

    Tôi Thấy Một Phật Giáo Thật Đẹp!

  • "Lạ Lắm" tâm tình vùng bảo lũ.

  • Xin Mẹ Yên Tâm- Radio

    Xin Mẹ Yên Tâm- Radio "Lời Con Muốn Nói"

  • Có khiếm khuyết mới là cuộc sống, không hoàn mỹ mới gọi kiếp nhân sinh

    Có khiếm khuyết mới là cuộc sống, không hoàn mỹ mới gọi kiếp nhân sinh

  • 10 nghiệp lành mang lại phước đức

    10 nghiệp lành mang lại phước đức

  • Phật sự khắp nơi
  • Phật sự Trong Tỉnh
  • Phật sự tây nguyên
  • Du lịch Tâm linh
  • Từ thiện xã hội
  • Giáo dục tuổi trẻ
  • Phật giáo đời sống
  • Văn hoá nghệ Thuật
  • Ẩm thực Sức khoẻ

Ban Thông Tin Truyền Thông Phật Giáo Tỉnh Đăk Nông

*Chứng minh: TT. Thích Quảng Hiền
*Chịu trách nhiệm nội dung: ĐĐ. Thích Đồng Nhiệm
- Ý kiến & bài viết xin gởi về  theo địa chỉ email: truyenthongphatgiaodaknong@gmail.com
- Ghi rõ nguồn Phatgiaodaknong.com khi phát hành lại từ website này.

Thiết kế và chịu trách nhiệm kỹ thuật bởi nhatphuongtech.com (ĐT: 0918 699 246)