• Phật sự Trong Tỉnh
    • Hoạt động Phật giáo tỉnh
    • Thành phố Gia Nghĩa
    • Huyện Đăk Mil
    • Huyện Đăk R Lấp
    • Huyện Đăk Song
    • Huyện Cư Jut
    • Huyện Krông Nô
    • Huyện Tuy Đức
    • Huyện Đăk GLong
  • Phật sự tây nguyên
    • Sự kiện
    • Danh Tăng
  • Phật sự khắp nơi
    • Phật sự trong nước
    • Phật sự thế giới
  • Từ thiện xã hội
    • Khuyến học
    • Từ thiện
  • Du lịch Tâm linh
    • Cảnh đẹp Tây Nguyên
    • Cảnh đẹp Miền Bắc
    • Cảnh đẹp Miền Trung
    • Cảnh đẹp Miền Nam
  • Phật giáo đời sống
    • Phật học
    • Tư vấn tâm lý
    • Vấn đáp Phật Pháp
    • Bài học cuộc sống
  • Giáo dục tuổi trẻ
    • Giáo dục tự viện
    • Gia đình Phật tử
    • Nghị lực sống
  • Văn hoá nghệ Thuật
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Sách nói
    • Kiến trúc
    • Thơ văn
    • Điêu Khắc-Hội Họa
    • Lễ hội Phật giáo
  • Ẩm thực Sức khoẻ
    • Món chay
    • Thuốc hay
    • Sống khỏe
    • Sống đẹp
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Phật sự Trong Tỉnh
    • Hoạt động Phật giáo tỉnh
    • Thành phố Gia Nghĩa
    • Huyện Đăk Mil
    • Huyện Đăk R Lấp
    • Huyện Đăk Song
    • Huyện Cư Jut
    • Huyện Krông Nô
    • Huyện Tuy Đức
    • Huyện Đăk GLong
  • Phật sự tây nguyên
    • Sự kiện
    • Danh Tăng
  • Phật sự khắp nơi
    • Phật sự trong nước
    • Phật sự thế giới
  • Từ thiện xã hội
    • Khuyến học
    • Từ thiện
  • Du lịch Tâm linh
    • Cảnh đẹp Tây Nguyên
    • Cảnh đẹp Miền Bắc
    • Cảnh đẹp Miền Trung
    • Cảnh đẹp Miền Nam
  • Phật giáo đời sống
    • Phật học
    • Tư vấn tâm lý
    • Vấn đáp Phật Pháp
    • Bài học cuộc sống
  • Giáo dục tuổi trẻ
    • Giáo dục tự viện
    • Gia đình Phật tử
    • Nghị lực sống
  • Văn hoá nghệ Thuật
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Sách nói
    • Kiến trúc
    • Thơ văn
    • Điêu Khắc-Hội Họa
    • Lễ hội Phật giáo
  • Ẩm thực Sức khoẻ
    • Món chay
    • Thuốc hay
    • Sống khỏe
    • Sống đẹp
  • Trang chủ

  • Phật giáo đời sống

  • Phật học

Sống an lạc qua giáo lý tứ đại giai không

Thường Tâm - Ngày đăng: 00:07:44 08-07-2020
  • Chia sẻ
  • Tweet
Phật giáo Đại thừa có Tứ Đại giai không là muốn dẫn dắt chúng ta thấu hiểu sự hư ảo giả tạm của thế giới vật chất, cái không thực của thế giới vật chất.

**

Tứ Đại giai không là sự thuyết minh của Phật giáo đối với bản chất, hiện tượng của vũ trụ và nhân sinh, trong nó ẩn chứa nghĩa lý thâm sâu có quan hệ mật thiết tới Nhân Ngã, điều đó nằm ngoài sự lý giải của những người chỉ theo đuổi về Tửu, Sắc, Tài, Khí hay những lý giải ngộ nhận khác.




Phật giáo Đại thừa có một số thuật ngữ, như “Tứ Đại giai không”, “Tứ Đại khổ không” hay “Thân Tứ Đại”… mà trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường hiểu chung chung rằng mọi Danh, Lợi, Tài, Sắc rồi chỉ là cát bụi, giả tạm mà chưa thấu hiểu hết nghĩa lý sâu sắc lời dạy của đức Phật? Sự ngộ nhận lặp đi lặp lại rồi “tam sao thất bản” càng khiến cho nhiều người lầm tưởng Tứ Đại giai không là Tửu, Sắc, Tài, Khí, lấy đó để hí họa những kẻ tham tài, tham sắc, háo danh lợi. Hay nhà kinh doanh buôn bán những bộ tượng Tứ Đại giai không với hình tượng các chú tiểu hoặc tượng bốn chú khỉ bằng đồng Không Nghe, Không Nhìn, Không Nghĩ, Không Nói và cho rằng đó là biểu trưng cảnh giới cao nhất của thiền định…?

Trên thực tế, “Tứ Đại giai không” là sự thuyết minh của Phật giáo đối với bản chất, hiện tượng của vũ trụ và nhân sinh, trong nó ẩn chứa nghĩa lý thâm sâu có quan hệ mật thiết tới Nhân Ngã, điều đó nằm ngoài sự lý giải của những người chỉ theo đuổi về Tửu, Sắc, Tài, Khí hay những lý giải ngộ nhận khác.

“Tứ Đại giai không” tức là chỉ bốn nguyên tố hợp thành các vật thể gồm Địa (đất), Thủy (nước), Phong (gió), Hỏa (lửa), Khái niệm về Tứ Đại này được Phật giáo làm sâu sắc và phát triển lên từ tư tưởng vốn có của triết học Ấn Độ, những nguyên tố đó hoặc thêm một vài nguyên tố khác cũng được tư tưởng triết học Phương Tây và Phương Đông từ xa xưa nhận thức và tìm hiểu bản thể vũ trụ như thuyết Ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ của Trung Quốc hay đất, nước, khí, lửa của Hy Lạp cổ đại…

Địa: Có tính rắn chắc, hỗ trợ vạn vật khiến vạn vật không sai lạc

Thủy: Có tính lỏng, ướt thu nhiếp vạn vật làm cho vạn vật không rời rạc

Hỏa: Có tính nóng ấm, làm vạn vật trưởng thành không hư hại

Phong: Có tính lưu động, sinh trưởng vạn vật, điều tiết không chướng ngại

Bốn nguyên tố đó được gọi là Tứ Đại vì thể tính của Chủng Tứ Đại đó rộng lớn, biến nhất thiết Sắc pháp; hình tướng của Chủng Tứ Đại có thể to như núi cao, biển sâu, gió lốc, đại hỏa nên có ý nghĩa là hình tướng to lớn, đồng thời tính dụng phát huy của Tứ đại rộng lớn, làm sinh trưởng vạn vật do đó được gọi là Địa Đại, Thủy Đại, Phong Đại và Hỏa Đại.

Vạn vật, hiện tượng trong vũ trụ đều dựa vào Tứ Đại mà thành hình, ví như cây muốn nở hoa tươi tốt thì cần đất đai phì nhiêu, đất đai chính là “Địa Đại”, nước tưới đầy đủ là “Thủy Đại”, ánh sáng ấm áp là “Hỏa Đại”, khí gió điều hòa là “Phong Đại”, thiếu đi một trong Tứ Đại thì hoa không nở rộ tốt tươi. Sắc thân của chúng sinh hữu tình cũng vậy, đều do giả Tứ Đại mà hợp thành, giống như con người, động vật cấp cao trong vũ trụ thì thịt da, xương cốt là Địa Đại có tính rắn chắc, máu mủ dịch đờm là Thủy Đại có tính lỏng ướt, nhiệt độ ấm nóng của cơ thể là Hỏa Đại, hơi thở hô hấp là Phong Đại. Cơ thể sinh tồn của chúng ta do Tứ Đại hợp thành, một trong Tứ Đại điều tiết không ổn định sẽ khiến cơ thể sinh ra các tật bệnh liên quan, nếu Tứ Đại trong thân thể phân tán, sinh mệnh liền tử vong, hơi thở hô hấp trở về Phong Đại, sự ấm nóng cơ thể trở về Hỏa Đại, máu mủ dịch đờm trở về Thủy Đại và thịt da xương cốt trở về Địa Đại. Do đó, vạn vật thế gian hay thân thể của chúng sinh hữu tình đều là giả tướng của Tứ Đại hòa hợp mà tạo thành chứ không có một thực thể nhất định nào khác.

Ví dụ như trong núi rừng cứng rắn thì Địa Đại tương đối tăng trưởng, trong biển hồ ẩm ướt thì Thủy Đại tăng trưởng, ba Đại khác tiềm phục đợi chờ các điều kiện hòa hợp nhân duyên mà hiển hiện lên tướng dụng của nó. Khi nhiệt độ của nước dưới 0 độ nó sẽ ngưng kết thành băng tuyết, trở thành Địa Đại, khi nhiệt độ lên tới hơn 100 độ nó biến thành thể khí, trở thành Phong Đại. Tứ Đại hễ gặp duyên liền sinh ra sự thay đổi nên bản thể của những đặc tính đó cũng đã là khó được, cho nên “Tứ Đại giai không” chính là chỉ chân lý vạn hữu của vũ trụ đều là vô thực thể, những thực thể có hình trạng đều là giả hợp mà thành, khi Tứ Đại ly tán thì thực thể hoại diệt.

Chúng ta nếu chưa thấu hiểu nghĩa lý sâu sắc của Tứ Đại giai không nên trong cuộc sống thường ngày nảy sinh ra nhiều khổ đau, sân si tạo nghiệp. Thấy thế sự bể dâu, biến hóa quay cuồng mà tâm thần thất loạn, gặp sinh ly tử biệt mà bi thiết ai oán, đối diện với danh lợi mà mê mờ tâm can, thậm chí tự thân dằn vặt, khổ sở. Chấp lấy vật ngoài thân làm sở hữu của mình để tìm cầu sự phù phiếm xa hoa, mong muốn lục căn vui thú mà tạo nghiệp sinh tử luân hồi, nung nấu trong trần lao ngũ dục.

Phật giáo Đại thừa có Tứ Đại giai không là muốn dẫn dắt chúng ta thấu hiểu sự hư ảo giả tạm của thế giới vật chất, cái không thực của thế giới vật chất. Cái Không của Đức Phật là không tham đắm, si mê, không dính mắc, không chấp thủ chạy theo hình sắc, sinh diệt chứ không phải đức Phật có thể dùng phép thần thông để làm tan biến đi tất cả. Lãnh hội điều đó giúp chúng ta phản tỉnh bản thân, tu tâm dưỡng tính phát huy vô lượng những tài bảo trong tâm để tìm cầu hạnh phúc thật sự, tìm cầu hạnh phúc vĩnh hằng trong đời sống tinh thần của chúng ta khiến thân tâm thường an lạc, sáng suốt và thanh tịnh.
Nguyễn Thắng
Ý kiến của bạn:
  • Chia sẻ
  • Tweet
Các Tin Khác
  • Ban Hoằng Pháp Thuyết Giảng: Tình Người Trong Đại Dịch Covid 19

    Ban Hoằng Pháp Thuyết Giảng: Tình Người Trong Đại Dịch Covid 19

  • Thông Báo Chương trình thi

    Thông Báo Chương trình thi "Vườn Lâm Tỳ Ni oline"

  • Sống an lạc qua giáo lý tứ đại giai không

    Sống an lạc qua giáo lý tứ đại giai không

  • Sức Mạnh Của Lời Thề

    Sức Mạnh Của Lời Thề

  • An cư - Nuôi lớn tâm bồ đề

    An cư - Nuôi lớn tâm bồ đề

  • Khổ và diệt khổ từ nơi sáu giác quan

    Khổ và diệt khổ từ nơi sáu giác quan

  • Văn hóa ứng xử để tránh đau khổ

    Văn hóa ứng xử để tránh đau khổ

  • Cội gốc của luân hồi sinh tử là tình ái

    Cội gốc của luân hồi sinh tử là tình ái

  • Phật dạy: Khéo chăm dưỡng người bệnh

    Phật dạy: Khéo chăm dưỡng người bệnh

  • Tột cùng của luân hồi là khổ đau, tột đỉnh của Phật pháp là an lạc

    Tột cùng của luân hồi là khổ đau, tột đỉnh của Phật pháp là an lạc

Phật học

Ban Hoằng Pháp Thuyết Giảng: Tình Người Trong Đại Dịch Covid 19

Ban Hoằng Pháp Thuyết Giảng: Tình Người Trong Đại Dịch Covid 19

  • Thông Báo Chương trình thi

    Thông Báo Chương trình thi "Vườn Lâm Tỳ Ni oline"

  • Sống an lạc qua giáo lý tứ đại giai không

    Sống an lạc qua giáo lý tứ đại giai không

  • Sức Mạnh Của Lời Thề

    Sức Mạnh Của Lời Thề

  • An cư - Nuôi lớn tâm bồ đề

    An cư - Nuôi lớn tâm bồ đề

  • Khổ và diệt khổ từ nơi sáu giác quan

    Khổ và diệt khổ từ nơi sáu giác quan

Tư vấn tâm lý

Tu tướng và tu tâm

Tu tướng và tu tâm

  • Buông bỏ cho thân tâm nhẹ nhõm

    Buông bỏ cho thân tâm nhẹ nhõm

  • Rốt cuộc bạn đã bỏ lỡ điều gì quan trọng nhất đời mình?

    Rốt cuộc bạn đã bỏ lỡ điều gì quan trọng nhất đời mình?

  • 12 thói quen của người chân thật

    12 thói quen của người chân thật

  • Quay về ôm ấp nỗi đau-Thích Minh Niệm

    Quay về ôm ấp nỗi đau-Thích Minh Niệm

  • Thực tập bình an giữa mùa dịch

    Thực tập bình an giữa mùa dịch

Vấn đáp Phật Pháp

Hình thức và ý nghĩa lễ bái trong đạo Phật

Hình thức và ý nghĩa lễ bái trong đạo Phật

  • 12 vấn đề xã hội dưới góc nhìn Phật giáo

    12 vấn đề xã hội dưới góc nhìn Phật giáo

  • Nhân vô tình có gặp quả vô tình không ?

    Nhân vô tình có gặp quả vô tình không ?

  • Vu Lan, lễ hội văn hóa tình người

    Vu Lan, lễ hội văn hóa tình người

  • Hướng dẫn phương pháp tọa thiền

    Hướng dẫn phương pháp tọa thiền

  • Vấn đề cúng sao giải hạn dưới góc nhìn của Phật giáo-Thích Nhật Từ

    Vấn đề cúng sao giải hạn dưới góc nhìn của Phật giáo-Thích Nhật Từ

Bài học cuộc sống

PHẬT GIÁO ĐĂK NÔNG TIẾP SỨC TP.HCM 6 CHUYẾN HÀNG NGHĨA TÌNH

PHẬT GIÁO ĐĂK NÔNG TIẾP SỨC TP.HCM 6 CHUYẾN HÀNG NGHĨA TÌNH

  • Tôi Thấy Một Phật Giáo Thật Đẹp!

    Tôi Thấy Một Phật Giáo Thật Đẹp!

  • "Lạ Lắm" tâm tình vùng bảo lũ.

  • Xin Mẹ Yên Tâm- Radio

    Xin Mẹ Yên Tâm- Radio "Lời Con Muốn Nói"

  • Có khiếm khuyết mới là cuộc sống, không hoàn mỹ mới gọi kiếp nhân sinh

    Có khiếm khuyết mới là cuộc sống, không hoàn mỹ mới gọi kiếp nhân sinh

  • 10 nghiệp lành mang lại phước đức

    10 nghiệp lành mang lại phước đức

  • Phật sự khắp nơi
  • Phật sự Trong Tỉnh
  • Phật sự tây nguyên
  • Du lịch Tâm linh
  • Từ thiện xã hội
  • Giáo dục tuổi trẻ
  • Phật giáo đời sống
  • Văn hoá nghệ Thuật
  • Ẩm thực Sức khoẻ

Ban Thông Tin Truyền Thông Phật Giáo Tỉnh Đăk Nông

*Chứng minh: TT. Thích Quảng Hiền
*Chịu trách nhiệm nội dung: ĐĐ. Thích Đồng Nhiệm
- Ý kiến & bài viết xin gởi về  theo địa chỉ email: truyenthongphatgiaodaknong@gmail.com
- Ghi rõ nguồn Phatgiaodaknong.com khi phát hành lại từ website này.

Thiết kế và chịu trách nhiệm kỹ thuật bởi nhatphuongtech.com (ĐT: 0918 699 246)