• Phật sự Trong Tỉnh
    • Hoạt động Phật giáo tỉnh
    • Thành phố Gia Nghĩa
    • Huyện Đăk Mil
    • Huyện Đăk R Lấp
    • Huyện Đăk Song
    • Huyện Cư Jut
    • Huyện Krông Nô
    • Huyện Tuy Đức
    • Huyện Đăk GLong
  • Phật sự tây nguyên
    • Sự kiện
    • Danh Tăng
  • Phật sự khắp nơi
    • Phật sự trong nước
    • Phật sự thế giới
  • Từ thiện xã hội
    • Khuyến học
    • Từ thiện
  • Du lịch Tâm linh
    • Cảnh đẹp Tây Nguyên
    • Cảnh đẹp Miền Bắc
    • Cảnh đẹp Miền Trung
    • Cảnh đẹp Miền Nam
  • Phật giáo đời sống
    • Phật học
    • Tư vấn tâm lý
    • Vấn đáp Phật Pháp
    • Bài học cuộc sống
  • Giáo dục tuổi trẻ
    • Giáo dục tự viện
    • Gia đình Phật tử
    • Nghị lực sống
  • Văn hoá nghệ Thuật
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Sách nói
    • Kiến trúc
    • Thơ văn
    • Điêu Khắc-Hội Họa
    • Lễ hội Phật giáo
  • Ẩm thực Sức khoẻ
    • Món chay
    • Thuốc hay
    • Sống khỏe
    • Sống đẹp
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Phật sự Trong Tỉnh
    • Hoạt động Phật giáo tỉnh
    • Thành phố Gia Nghĩa
    • Huyện Đăk Mil
    • Huyện Đăk R Lấp
    • Huyện Đăk Song
    • Huyện Cư Jut
    • Huyện Krông Nô
    • Huyện Tuy Đức
    • Huyện Đăk GLong
  • Phật sự tây nguyên
    • Sự kiện
    • Danh Tăng
  • Phật sự khắp nơi
    • Phật sự trong nước
    • Phật sự thế giới
  • Từ thiện xã hội
    • Khuyến học
    • Từ thiện
  • Du lịch Tâm linh
    • Cảnh đẹp Tây Nguyên
    • Cảnh đẹp Miền Bắc
    • Cảnh đẹp Miền Trung
    • Cảnh đẹp Miền Nam
  • Phật giáo đời sống
    • Phật học
    • Tư vấn tâm lý
    • Vấn đáp Phật Pháp
    • Bài học cuộc sống
  • Giáo dục tuổi trẻ
    • Giáo dục tự viện
    • Gia đình Phật tử
    • Nghị lực sống
  • Văn hoá nghệ Thuật
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Sách nói
    • Kiến trúc
    • Thơ văn
    • Điêu Khắc-Hội Họa
    • Lễ hội Phật giáo
  • Ẩm thực Sức khoẻ
    • Món chay
    • Thuốc hay
    • Sống khỏe
    • Sống đẹp
  • Trang chủ

  • Phật giáo đời sống

  • Bài học cuộc sống

Nhân sinh như khách trọ trần gian, thành bại trong đời ở 10 câu ngắn gọn

Thường Tâm - Ngày đăng: 13:23:54 26-04-2020
  • Chia sẻ
  • Tweet
Nhân sinh suy cho cùng cũng tựa như khách trọ trần gian. Vì quan tâm, cho nên sầu khổ, vì thương nhớ mới bị tổn thương. Xem nhẹ hợp tan, coi thường được mất mới có đời hạnh phúc.

Nhân sinh tại thế, tâm hồn phong phú mới là điều quan trọng. Còn tâm mang dục vọng, truy cầu vật chất thì dẫu có nhiều bao nhiêu cũng là không đủ. Đây chính là tâm tham mà tự khổ...



1. Khoan dung

Nhân sinh một kiếp tưởng dài mà hoá ngắn, hà tất việc gì cũng phải rạch ròi trắng trắng đen đen. Tranh với người nhà, thắng lý mất tình, tranh với người ngoài, thắng rồi mất bạn, tình nghĩa phai mờ.

Có câu: Nước trong không có cá, người soi xét quá không ai gần, tranh luận có thể thắng lý nhưng lại mất tình, tổn thương người khác và tổn hại bản thân. Thêm một phần hoà ái sẽ thêm một phần ấm áp, cuộc sống cũng sẽ thêm một phần tươi sáng.

Thực ra cuộc đời không có gì là đúng sai tuyệt đối, khoan dung độ lượng với người cũng là khoan dung với mình. Người ta có thể sai nhất thời chứ không ai sai mãi mãi, mình nhường người khác 3 phần, khi người khác nhận ra sẽ nhường lại mình 7 phần. Vậy nên cho chính là nhận, thua lý nhưng thắng tình vẫn là người trí tuệ.

2. Giàu nghèo

Làm người biết đủ là vui, người biết đủ nằm dưới đất giấc ngủ vẫn an lành, nằm ngoài trời vẫn thấy đời tươi sáng. Còn người không biết đủ thì dẫu có chăn ấm nệm êm vẫn thấy đời thiếu thốn, giấc ngủ chẳng tròn, cơm ăn chẳng đặng.

Nhân sinh tại thế, một tâm hồn phong phú còn quý hơn vạn lần vật chất cao sang. Dục vọng là khởi nguồn của mọi bất hạnh, buông bỏ lòng tham, tìm về bản ngã của chính mình mới là suối nguồn hạnh phúc.

3. So đo

Cây sống một mình thì chẳng thể thành rừng, người sống đơn lẻ đâu thể thành nhà. Hay như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết: “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau". Đã làm người thì không thể sống chỉ biết mình, không thể độc lập sinh tồn. Thế nên sống làm người cần có sự tương trợ lẫn nhau, ta nhường người một bước, người kính ta một trượng. Nhân tâm như đường lộ, tâm hẹp thì đường nhỏ, tâm rộng thì đường lớn.

4. Buông

Không so đo, không gây khó dễ cho người khác chính là nhân hậu với chính mình, là đức tính của bậc chính nhân quân tử. Thực ra so đo thì được những gì, khoan dung nhường nhịn có gì mất đâu, hơn thua được mất trong đời cũng chỉ như gió thoảng mây bay. Có những chuyện hôm nay là lớn nhưng ngày mai lại chẳng là gì. Vậy nên hãy cứ buông tâm mà sống, an nhiên tự tại mà làm người.

5. Đơn giản

Làm người tâm đơn giản, đời cũng giản đơn, hạnh phúc hay khổ đau ấy đều thuộc vào quan niệm của mình. Vấp ngã, khó khăn, hay thậm chí bị đời lừa gạt, đó cũng chẳng qua là trường đời tôi luyện cho mình mạnh mẽ hơn thôi, vượt lên là chiến thắng, vượt không được hãy coi đó như là bài học trải nghiệm, lợi ích sau cùng vẫn là mình.

6. Nhân Tâm

Không nên lấy lòng tốt của người khác làm điểm yếu cho mình lợi dụng. Đôi khi người khác thiện lương, chịu thiệt chẳng phải bởi họ dại khờ ngốc nghếch mà là họ biết nghĩ cho người, khoan dung độ lượng mà thôi.

Người với người hơn nhau ở nhân cách, quý nhau ở tình cảm, không nên lấy lòng tốt của người khác làm niềm vui cho bản thân. Duyên phận có được không dễ, tu trăm năm mới đặng chung cầu một nhịp, tu ngàn đời mới một bữa chung mâm. Chân thành, trung hậu chính là cách tốt nhất để đối đãi thế nhân.

7. Hoạ phúc

Nhân sinh tại thế, tích đức tuy không có ai nhìn thấy, hành thiện tự có Trời biết. Bậc thánh hiền vẫn dạy: Người hành thiện tuy phúc chưa đến nhưng họa đã rời xa, kẻ hành ác họa chưa đến phúc đã chẳng còn.

8. Khoảng lặng

Khi đắc ý, giữ lại cho mình khoảng lặng để xét soi,

Khi khổ cực, giữ lại cho mình khoảng lặng để tự nhủ chính mình, có gian khổ mới có ngày vinh hiển.

Khi cô đơn, giữ lại cho mình khoảng lặng, cô đơn chính là tiền đề của trí tuệ khai thông.

Sống chậm, tìm cho mình những khoảng lặng để tìm về bản ngã chính là chìa khóa mở mọi cánh cửa của cuộc sống.

9. Cảm ơn

Cảm ơn người đã tổn hại ta, nhờ họ mà ta thêm ý chí.
Cảm ơn người đã lừa ta, nhờ họ mà ta tăng thêm kiến thức.
Cảm ơn người đã rời xa ta, nhờ họ mà ta thêm tự lập.
Cảm ơn người của thế nhân, nhờ họ mà ta có cuộc sống phong phú và đầy màu sắc này.

10. Tùy duyên

Nhân sinh tựa một chén trà, đậm cũng được, nhạt cũng chẳng sao, lạnh cũng tốt, nóng cũng lại hay. Mỗi cảnh mỗi hương, mỗi thời mỗi sắc. Vui với chính mình, tận hưởng với chính mình.

Nhân sinh suy cho cùng cũng tựa như khách trọ trần gian. Vì quan tâm, cho nên sầu khổ, vì thương nhớ mới bị tổn thương. Xem nhẹ hợp tan, coi thường được mất mới có đời hạnh phúc.

Ta xem nhẹ, chẳng bởi không trân trọng, mà bởi hiểu đời, vạn sự đều định bởi duyên. Duyên đủ sẽ đến, duyên cạn sẽ đi, cần chi níu kéo, tuỳ duyên mới là cảnh giới tối cao để làm người.
Theo Minh Vũ
Ý kiến của bạn:
  • Chia sẻ
  • Tweet
Các Tin Khác
  • PHẬT GIÁO ĐĂK NÔNG TIẾP SỨC TP.HCM 6 CHUYẾN HÀNG NGHĨA TÌNH

    PHẬT GIÁO ĐĂK NÔNG TIẾP SỨC TP.HCM 6 CHUYẾN HÀNG NGHĨA TÌNH

  • Tôi Thấy Một Phật Giáo Thật Đẹp!

    Tôi Thấy Một Phật Giáo Thật Đẹp!

  • "Lạ Lắm" tâm tình vùng bảo lũ.

  • Xin Mẹ Yên Tâm- Radio

    Xin Mẹ Yên Tâm- Radio "Lời Con Muốn Nói"

  • Có khiếm khuyết mới là cuộc sống, không hoàn mỹ mới gọi kiếp nhân sinh

    Có khiếm khuyết mới là cuộc sống, không hoàn mỹ mới gọi kiếp nhân sinh

  • 10 nghiệp lành mang lại phước đức

    10 nghiệp lành mang lại phước đức

  • Con là sự tiếp nối đẹp của ba mẹ

    Con là sự tiếp nối đẹp của ba mẹ

  • Cảm động hình ảnh voi dâng cúng phẩm vật lên chư Tăng

    Cảm động hình ảnh voi dâng cúng phẩm vật lên chư Tăng

  • Chỉ có tình thương mới xóa bỏ được hận thù!

    Chỉ có tình thương mới xóa bỏ được hận thù!

  • Còn Đâu Phượng Nở Sân Trường???

    Còn Đâu Phượng Nở Sân Trường???

Phật học

Ban Hoằng Pháp Thuyết Giảng: Tình Người Trong Đại Dịch Covid 19

Ban Hoằng Pháp Thuyết Giảng: Tình Người Trong Đại Dịch Covid 19

  • Thông Báo Chương trình thi

    Thông Báo Chương trình thi "Vườn Lâm Tỳ Ni oline"

  • Sống an lạc qua giáo lý tứ đại giai không

    Sống an lạc qua giáo lý tứ đại giai không

  • Sức Mạnh Của Lời Thề

    Sức Mạnh Của Lời Thề

  • An cư - Nuôi lớn tâm bồ đề

    An cư - Nuôi lớn tâm bồ đề

  • Khổ và diệt khổ từ nơi sáu giác quan

    Khổ và diệt khổ từ nơi sáu giác quan

Tư vấn tâm lý

Tu tướng và tu tâm

Tu tướng và tu tâm

  • Buông bỏ cho thân tâm nhẹ nhõm

    Buông bỏ cho thân tâm nhẹ nhõm

  • Rốt cuộc bạn đã bỏ lỡ điều gì quan trọng nhất đời mình?

    Rốt cuộc bạn đã bỏ lỡ điều gì quan trọng nhất đời mình?

  • 12 thói quen của người chân thật

    12 thói quen của người chân thật

  • Quay về ôm ấp nỗi đau-Thích Minh Niệm

    Quay về ôm ấp nỗi đau-Thích Minh Niệm

  • Thực tập bình an giữa mùa dịch

    Thực tập bình an giữa mùa dịch

Vấn đáp Phật Pháp

Hình thức và ý nghĩa lễ bái trong đạo Phật

Hình thức và ý nghĩa lễ bái trong đạo Phật

  • 12 vấn đề xã hội dưới góc nhìn Phật giáo

    12 vấn đề xã hội dưới góc nhìn Phật giáo

  • Nhân vô tình có gặp quả vô tình không ?

    Nhân vô tình có gặp quả vô tình không ?

  • Vu Lan, lễ hội văn hóa tình người

    Vu Lan, lễ hội văn hóa tình người

  • Hướng dẫn phương pháp tọa thiền

    Hướng dẫn phương pháp tọa thiền

  • Vấn đề cúng sao giải hạn dưới góc nhìn của Phật giáo-Thích Nhật Từ

    Vấn đề cúng sao giải hạn dưới góc nhìn của Phật giáo-Thích Nhật Từ

Bài học cuộc sống

PHẬT GIÁO ĐĂK NÔNG TIẾP SỨC TP.HCM 6 CHUYẾN HÀNG NGHĨA TÌNH

PHẬT GIÁO ĐĂK NÔNG TIẾP SỨC TP.HCM 6 CHUYẾN HÀNG NGHĨA TÌNH

  • Tôi Thấy Một Phật Giáo Thật Đẹp!

    Tôi Thấy Một Phật Giáo Thật Đẹp!

  • "Lạ Lắm" tâm tình vùng bảo lũ.

  • Xin Mẹ Yên Tâm- Radio

    Xin Mẹ Yên Tâm- Radio "Lời Con Muốn Nói"

  • Có khiếm khuyết mới là cuộc sống, không hoàn mỹ mới gọi kiếp nhân sinh

    Có khiếm khuyết mới là cuộc sống, không hoàn mỹ mới gọi kiếp nhân sinh

  • 10 nghiệp lành mang lại phước đức

    10 nghiệp lành mang lại phước đức

  • Phật sự khắp nơi
  • Phật sự Trong Tỉnh
  • Phật sự tây nguyên
  • Du lịch Tâm linh
  • Từ thiện xã hội
  • Giáo dục tuổi trẻ
  • Phật giáo đời sống
  • Văn hoá nghệ Thuật
  • Ẩm thực Sức khoẻ

Ban Thông Tin Truyền Thông Phật Giáo Tỉnh Đăk Nông

*Chứng minh: TT. Thích Quảng Hiền
*Chịu trách nhiệm nội dung: ĐĐ. Thích Đồng Nhiệm
- Ý kiến & bài viết xin gởi về  theo địa chỉ email: truyenthongphatgiaodaknong@gmail.com
- Ghi rõ nguồn Phatgiaodaknong.com khi phát hành lại từ website này.

Thiết kế và chịu trách nhiệm kỹ thuật bởi nhatphuongtech.com (ĐT: 0918 699 246)