Ba thiên sứ của diêm vương
Admin - Ngày đăng: 07:21:44 05-12-2019
Hôm nọ có một người bị lính của diêm vương bắt xuống địa ngục, anh ta mơ màng thắc mắc không hiểu tại sao mình xuống đây, và diêm vương đã cho anh những lời giải thích rất thuyết phục: tôi gởi ba thiên sứ báo cho anh rồi mà!
*Thiên sứ thứ nhất:
-Diêm vương hỏi ngươi có bao giờ thấy" thiên sứ thứ nhất" một ai bị già, lưng còng tóc bạc, 70, 90 tuổi hiện ra giữa đời chưa?
-Dạ con có thấy.
-Ngươi có nghĩ rồi ta cũng bị già, vậy ta hãy biết làm điều lành về lời nói, việc làm và ý nghĩ?
-Dạ con không có làm thưa ngài.
*Thiên sứ thứ hai
-Diêm vương bảo ngươi có thấy thiên sứ thứ 2 chưa? thấy một người nằm bịnh khổ sở?
-Dạ con có thấy
-Ngươi có bao giờ nghĩ, rồi ta cũng bị bệnh như vậy, nên ta hãy thông minh, nỗ lực làm điều lành về thân, miệng, ý nghĩ?
-Dạ con không làm thưa ngài.
*Thiên sứ thứ 3
-Ngươi có thấy thiên sứ thứ 3 chưa! thấy một người bị chết!
-Dạ con có thấy thưa ngài
-Ngươi có bao giờ nghĩ rồi ta cũng bị như vậy! Cho nên ta hãy thông minh, nỗ lực làm điều lành về thân, miệng, ý nghĩ?
-Dạ con không làm thưa ngài.
Diêm vương nhấn mạnh rằng: "Chính vì phóng túng, ngươi đã không làm các điều lành về thân, về lời nói, về ý nghĩ, sau khi qua đời ngươi bị quả báo phải sanh vào cõi dữ, cõi ác, cõi địa ngục."
==>Đức Phật nêu ra câu chuyện trên, đồng thời nêu ra những nỗi thống khổ trong địa ngục và Ngài khẳng định rằng: "những điều ta đang nói(về địa ngục) không phải nghe từ Sa môn hay Bà la môn nào khác, những điều ta đang nói chỉ được ta hiểu, ta biết, ta thấy mà thôi "
*Bài học ý nghĩa: bài kinh cho ta một nhận định thật sâu sắc của đức Phật, những điều mà ta thường tránh né và sợ hãy là cái già bệnh chết, nhưng tránh né không phải là việc làm của một người trí tuệ. Hãy nhìn sự thật có vẻ phủ phàng ấy như một "thiên sứ" như một lời nhắc nhở, việc ấy rồi ta cũng phải gặp thôi, nên đừng có dại khờ mãi mê phóng túng làm ác. Quý giá nhất là hãy trân trọng đời sống, làm thiện, vì quả lành sẽ trổ quả và ta sẽ không phải đau khổ trong địa ngục, cõi dữ.
*Quảng Mẫn: biên tập từ bài kinh Diêm Vương, Tăng Chi Bộ Kinh I, trang 247, quý vị có thể đọc trực tiếp từ tập sách này.