• Phật sự Trong Tỉnh
    • Hoạt động Phật giáo tỉnh
    • Thành phố Gia Nghĩa
    • Huyện Đăk Mil
    • Huyện Đăk R Lấp
    • Huyện Đăk Song
    • Huyện Cư Jut
    • Huyện Krông Nô
    • Huyện Tuy Đức
    • Huyện Đăk GLong
  • Phật sự tây nguyên
    • Sự kiện
    • Danh Tăng
  • Phật sự khắp nơi
    • Phật sự trong nước
    • Phật sự thế giới
  • Từ thiện xã hội
    • Khuyến học
    • Từ thiện
  • Du lịch Tâm linh
    • Cảnh đẹp Tây Nguyên
    • Cảnh đẹp Miền Bắc
    • Cảnh đẹp Miền Trung
    • Cảnh đẹp Miền Nam
  • Phật giáo đời sống
    • Phật học
    • Tư vấn tâm lý
    • Vấn đáp Phật Pháp
    • Bài học cuộc sống
  • Giáo dục tuổi trẻ
    • Giáo dục tự viện
    • Gia đình Phật tử
    • Nghị lực sống
  • Văn hoá nghệ Thuật
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Sách nói
    • Kiến trúc
    • Thơ văn
    • Điêu Khắc-Hội Họa
    • Lễ hội Phật giáo
  • Ẩm thực Sức khoẻ
    • Món chay
    • Thuốc hay
    • Sống khỏe
    • Sống đẹp
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Phật sự Trong Tỉnh
    • Hoạt động Phật giáo tỉnh
    • Thành phố Gia Nghĩa
    • Huyện Đăk Mil
    • Huyện Đăk R Lấp
    • Huyện Đăk Song
    • Huyện Cư Jut
    • Huyện Krông Nô
    • Huyện Tuy Đức
    • Huyện Đăk GLong
  • Phật sự tây nguyên
    • Sự kiện
    • Danh Tăng
  • Phật sự khắp nơi
    • Phật sự trong nước
    • Phật sự thế giới
  • Từ thiện xã hội
    • Khuyến học
    • Từ thiện
  • Du lịch Tâm linh
    • Cảnh đẹp Tây Nguyên
    • Cảnh đẹp Miền Bắc
    • Cảnh đẹp Miền Trung
    • Cảnh đẹp Miền Nam
  • Phật giáo đời sống
    • Phật học
    • Tư vấn tâm lý
    • Vấn đáp Phật Pháp
    • Bài học cuộc sống
  • Giáo dục tuổi trẻ
    • Giáo dục tự viện
    • Gia đình Phật tử
    • Nghị lực sống
  • Văn hoá nghệ Thuật
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Sách nói
    • Kiến trúc
    • Thơ văn
    • Điêu Khắc-Hội Họa
    • Lễ hội Phật giáo
  • Ẩm thực Sức khoẻ
    • Món chay
    • Thuốc hay
    • Sống khỏe
    • Sống đẹp
  • Trang chủ

  • Phật giáo đời sống

  • Phật học

SANH TỬ- CHỈ LÀ GIẤC MỘNG ĐÊM QUA

Admin - Ngày đăng: 15:15:51 15-09-2012
  • Chia sẻ
  • Tweet
Chúng ta sanh lại làm người là do nghiệp duyên của chúng ta. Nếu có đầy đủ phước báu, chúng ta sanh trong gia đình có đạo đức, giàu sang; ta thông minh, xinh đẹp. Còn ngược lại nếu kém phước, ta sanh làm người nghèo khổ, thân thể bị bệnh tật, xấu xí, ngu đần.
  • Kính thưa quý vị!

     Sanh tử trong kiếp người chúng ta ai cũng phải trải qua. Nói đến sanh tử, làm người,  ai cũng muốn sống, sợ chết. Qúy vị có sợ chết không ? Ngoại trừ những vị tu hành ngộ đạo, các ngài không sợ chết, còn phàm phu chúng ta, ai cũng sợ chết. Muốn biết mình có sợ chết hay không thì thử xem mùng một Tết, khách đến thăm nhà, chúc một câu có liên quan tới cái chết, chắc chắn quý vị sẽ giận đuổi họ ra khỏi nhà.

    Ở Ấn Độ có một câu chuyện kể rằng: ‘’Một nhà hiền triết đầu năm tới chúc phúc tại nhà người bạn. Ông ta nói: ‘’Nhân dịp đầu năm, chúc cho nhà bạn ông nội chết, cha chết, rồi con chết’’.

      Ý của nhà hiền triết là chúc cho gia đình may mắn, hạnh phúc. Theo quan niệm của người Ấn, một gia đình may mắn là có ông nội chết trước, cha chết sau, con chết sau nữa, tức là người già nhất là người sẽ chết trước theo thứ tự tuổi tác.

    Đức Phật dạy, con người đến với thế gian này cùng với nghiệp do mình tạo ra. Nghiệp là hành vi thiện hoặc ác. Nếu chúng ta có nhiều nghiệp thiện thì sẽ tái sanh  làm người hoặc làm chư thiên. Nếu chúng ta có nhiều nghiệp ác thì sẽ tái sanh vào cõi súc sanh, ngạ quỷ, a tu la.

    Chúng ta sanh lại làm người là do nghiệp duyên của chúng ta. Nếu có đầy đủ phước báu, chúng ta sanh trong gia đình có đạo đức, giàu sang; ta thông minh, xinh đẹp. Còn ngược lại nếu kém phước, ta sanh làm người nghèo khổ, thân thể bị bệnh tật, xấu xí, ngu đần.

     Sống là hơi thở còn ra, vào; nhịp tim còn đập. Chết là hơi thở ra không còn vào nữa, nhịp tim ngừng đập. Sống chết chỉ cách xa nhau trong một hơi thở ra vào mà thôi.

    Do vậy, Đức Phật dạy con người phải biết sống sao cho hạnh phúc. Một triết gia đã nói rằng ‘’Đời là bể khổ khô không lệ’’. Nói như vậy không có nghĩa là đời không có hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc thì mong manh, ngắn ngủi còn sợ hãi, đau khổ, phiền não thì quá nhiều. Hạnh phúc hay không hạnh phúc là do tâm ý chúng ta phát sanh mà ra. Những người đầy đủ vật chất chưa hẳn là hạnh phúc. Những người thiếu thốn vật chất chưa hẳn là không có hạnh phúc.

    Ca dao Việt Nam ca ngợi người phụ nữ chọn lựa hạnh phúc cho mình :’’ Chồng ta áo rách ta thương/ Chồng người áo gấm xông hương mặc người’’. Người phụ nữ Việt Nam xưa quan niệm hạnh phúc phải có lòng chung thủy. Cuộc đời đẹp và hạnh phúc khi được sống bên người mình thương. Họ không so bì, tính toán người đó có ‘’áo gấm’’ hay không. Áo gấm thời nay có thể hiểu là có xài hàng hiệu, có ở biệt thự ngàn tỷ, có chạy xe BMW không.

    Ca dao Nam bộ có câu ‘’ Tóc em dài em cài bông hoa lý/ Thấy miệng em cười anh để ý anh thương’’

    Hạnh phúc của anh chàng thanh niên rất chân thật, đơn giản y chang như cuộc sống mộc mạc của anh ta ở nông thôn. Anh nhớ mái tóc dài, nhớ nụ cười cô gái cùng quê. Cái nhìn của anh thanh niên thể hiện nội tâm của anh ta: một mái tóc, một nụ cười cũng làm anh mơ hoài. Trong giấc mơ lãng mạn đó, người thanh niên thấy hạnh phúc.

    Hạnh phúc thật sự rất giản dị. Tâm ta muốn hạnh phúc, biết đủ, thích nghi với hoàn cảnh hiện tại thì ta thấy hạnh phúc. Ví dụ, người sống giản dị, với họ chỉ cần căn phòng nhỏ, đồ đạc đơn sơ, đi ra ngoài bằng xe buýt, sống bình yên… như vậy đối với họ là được rồi. Cho nên hạnh phúc tùy người ta chọn. Có những người giàu không hạnh phúc vì lo sợ nhiều, bôn ba nhiều. Dân gian có câu: ‘’Lớn thuyền lớn sóng’’ là vậy.

    Trong số quý vị ngồi đây, có người cho rằng hạnh phúc là mỗi sáng chủ nhật đến chùa Xá Lợi nghe thuyết pháp. Nếu quý vị nghĩ rằng nghe pháp là  hạnh phúc thì tự nhiên tâm quý vị hoan hỷ, muốn đi tới chùa Xá Lợi, tay quý vị vẫy chiếc taxi và bước lên đó để tới chùa Xá Lợi. Khi tâm ta muốn chọn hạnh phúc như thế nào thì ta sẽ hành động như thế đó.

    Hạnh phúc không ở đâu xa, nó ở chung quanh đây thôi. Chẳng hạn, đối với người cha làm nghề lưới cá, ròng rả đi biển một, hai tháng trời mới về thăm nhà, có thể hạnh phúc của ông là khi trở về đất liền được ôm đứa con trai bé bỏng vào lòng, nghe nó làm nũng và kêu’’ ba ơi’’, ‘’ba ơi’’. Có thể đối với người mẹ mù, hạnh phúc là đứa con lớn lên khỏe mạnh, là đôi mắt con sáng đẹp như bao nhiêu người khác. Hạnh phúc của một vận động viên chạy đua là về đích nhanh nhất trong thời gian ngắn nhất.

    Hạnh phúc là do ta chọn lựa, do tâm ta muốn mà ra. Nhưng không phải ai cũng biết sống hạnh phúc. Hầu hết chúng ta không biết tìm thấy hạnh phúc ngay trong đời sống hiện tại. Sư có một công thức, dựa vào đó chúng ta có thể tìm được niềm vui hạnh phúc mỗi ngày trong cuộc sống vốn vô thường đầy đau khổ này.

    Công thức : bỏ 3 anh, rước 3 cô. Mới nghe quý vị đã nghi ngờ rồi. Anh đây là  mẫu tự N.  Cô đây là mẫu tự C.  Trước hết,  bỏ ba anh là gì?

     Là không nghi, không nghe, không nghĩ.

    Không nghi  

    Nghi là một trong mười loại phiền não. Người chứng đạo quả là người không còn tâm nghi. Còn phàm tục như chúng ta đây thì nghi không ngừng. Thấy sợi dây tưởng là con rắn. Trong nhà nhìn cây cột tưởng là ma. Phàm phu nhìn cái gì cũng nghi. Mất xe nhìn ai cũng thấy giống ăn trộm. Qúy bà quý cô nghi ông xã có ‘’mèo’’ rồi tự thiết lập trong đầu một chuỗi hoài nghi. Hễ khi nào chồng đi làm về trễ là nghi đi với ‘’ mèo’’ dù bữa đó thực sự là do mưa bão, thành phố kẹt xe. Người nào sống trong cái tâm nghi như vậy sẽ tự mình làm khổ mình và làm khổ người chung quanh. Người nghi, tâm luôn ray rứt, dằn vặt, mặt mày ủ rủ như tàu lá héo.

    Trong một ngôi chùa nọ, có một vị thầy rất giỏi, đạo đức hiền lành nên được nhiều phật tử ái mộ. Có một cô chuyên việc bếp núc nấu ăn trong chùa, thấy nhiều người ái mộ thầy, cô bèn bắt chước ái mộ theo.  Do ái mộ ông thầy nhiều quá nên tâm cô  ngày càng thay đổi lạ kỳ. Một hôm gặp ai cô cũng kể rằng ông thầy nghỉ tu, hoàn tục, ra ngoài làm ăn. Chuyện đến tai Sư trụ trì. Sư bèn kêu cô ta lên hỏi:

    -Con có nói câu chuyện như vậy không?

    Cô ta thưa: - Dạ có.

    Sư Trụ trì hỏi: - Tại sao con có thể nói như vậy đối với Thầy kia chứ?

    Cô ta thưa: - Bạch Thầy, con mơ thấy Thầy nghỉ tu, thầy hoàn tục. Con chỉ kể  theo những gì con thấy trong chiêm bao, chứ con không có ác tâm gì đâu’’. Thật không thể tin nổi có người lẫn lộn giữa mộng và thực.

    Cho nên cái tâm nghi của quý vị sẽ dẫn quý vị đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Thường thường con người ban ngày nghi cái gì, nghi ai thì có khi trong giấc ngủ chiêm bao mình cũng mơ tưởng sự việc tương tự như vậy.

    Đức Phật dạy, tâm nghi xuất hiện lúc nào diệt ngay lúc đó. Người tu phải thấy đúng, nghe đúng, hiểu đúng. Không thể thiết lập một sự việc, một vấn đề ở trong một sự tưởng tượng, hoài nghi được. Người tu phải rỏ ràng, không nghi. Một suy nghỉ, một ý tưởng nào vừa sanh khởi thấy bất lợi cho mình, cho người thì quý vị phải cắt liền.Trừ khi chúng ta thấy biết rõ ràng bằng không tâm nghi ngờ sẽ ngăn chặn tâm trong sáng. Và tâm nghi ngờ theo ta mãi, là chướng ngại rất lớn trong cuộc sống hạnh phúc và trên đường đạo.

    Không nghe

     Trong cuộc sống, cái nghe chiếm đoạt tâm ta rất nhiều. Không nghe những gì vô ích. Việc này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó giúp ta luôn giữ thái độ bình thản và duy trì tâm chánh niệm. Qúy vị nghe pháp thoại, nghe kinh, nghe những câu chuyện về tấm gương đạo đức …nên nghe.

    Những gì không lợi cho mình, cho người thì đóng lỗ tai lại. Tai con người không có cửa, do vậy những gì tốt xấu tự nhiên cũng lọt vào tai. Nhưng đối với người tu vẫn có cách đóng cửa tai, không nghe những gì không muốn nghe. Ta chỉ nghe thiện pháp, không nghe bất thiện pháp.Trong nhà mở ti vi, âm thanh to cỡ nào mà ta không thích nghe thì nó không làm sao lọt vô tai mình được. Những lúc đó, tâm quý vị không thích phim truyện, không ưa ca nhạc, không mê game show thì làm sao những âm thanh ấy lọt tai, làm tâm quý vị dính mắc được.

    Cũng như chuyện kể về một cuộc đánh ghen, rạch mặt tình địch, tạt axit kẻ phản bội…những điều ô nhiễm ấy nghe làm chi cho phiền não. Chuyện kể xấu người này, phê phán người kia nghe làm chi cho tối tăm tâm thức. Qúy vị sống là hướng đến hạnh phúc. Qúy vị tu là hướng đến cảnh giới an tịnh, giải thoát. Vậy ta cần phải huấn luyện tâm bằng cách không nghe bất thiện pháp, không cho tạp niệm sanh khởi, để tâm tỉnh giác, yên lành.

  • Ý kiến của bạn:
    • Chia sẻ
    • Tweet
    Các Tin Khác
    • Ban Hoằng Pháp Thuyết Giảng: Tình Người Trong Đại Dịch Covid 19

      Ban Hoằng Pháp Thuyết Giảng: Tình Người Trong Đại Dịch Covid 19

    • Thông Báo Chương trình thi

      Thông Báo Chương trình thi "Vườn Lâm Tỳ Ni oline"

    • Sống an lạc qua giáo lý tứ đại giai không

      Sống an lạc qua giáo lý tứ đại giai không

    • Sức Mạnh Của Lời Thề

      Sức Mạnh Của Lời Thề

    • An cư - Nuôi lớn tâm bồ đề

      An cư - Nuôi lớn tâm bồ đề

    • Khổ và diệt khổ từ nơi sáu giác quan

      Khổ và diệt khổ từ nơi sáu giác quan

    • Văn hóa ứng xử để tránh đau khổ

      Văn hóa ứng xử để tránh đau khổ

    • Cội gốc của luân hồi sinh tử là tình ái

      Cội gốc của luân hồi sinh tử là tình ái

    • Phật dạy: Khéo chăm dưỡng người bệnh

      Phật dạy: Khéo chăm dưỡng người bệnh

    • Tột cùng của luân hồi là khổ đau, tột đỉnh của Phật pháp là an lạc

      Tột cùng của luân hồi là khổ đau, tột đỉnh của Phật pháp là an lạc

    Phật học

    Ban Hoằng Pháp Thuyết Giảng: Tình Người Trong Đại Dịch Covid 19

    Ban Hoằng Pháp Thuyết Giảng: Tình Người Trong Đại Dịch Covid 19

    • Thông Báo Chương trình thi

      Thông Báo Chương trình thi "Vườn Lâm Tỳ Ni oline"

    • Sống an lạc qua giáo lý tứ đại giai không

      Sống an lạc qua giáo lý tứ đại giai không

    • Sức Mạnh Của Lời Thề

      Sức Mạnh Của Lời Thề

    • An cư - Nuôi lớn tâm bồ đề

      An cư - Nuôi lớn tâm bồ đề

    • Khổ và diệt khổ từ nơi sáu giác quan

      Khổ và diệt khổ từ nơi sáu giác quan

    Tư vấn tâm lý

    Tu tướng và tu tâm

    Tu tướng và tu tâm

    • Buông bỏ cho thân tâm nhẹ nhõm

      Buông bỏ cho thân tâm nhẹ nhõm

    • Rốt cuộc bạn đã bỏ lỡ điều gì quan trọng nhất đời mình?

      Rốt cuộc bạn đã bỏ lỡ điều gì quan trọng nhất đời mình?

    • 12 thói quen của người chân thật

      12 thói quen của người chân thật

    • Quay về ôm ấp nỗi đau-Thích Minh Niệm

      Quay về ôm ấp nỗi đau-Thích Minh Niệm

    • Thực tập bình an giữa mùa dịch

      Thực tập bình an giữa mùa dịch

    Vấn đáp Phật Pháp

    Hình thức và ý nghĩa lễ bái trong đạo Phật

    Hình thức và ý nghĩa lễ bái trong đạo Phật

    • 12 vấn đề xã hội dưới góc nhìn Phật giáo

      12 vấn đề xã hội dưới góc nhìn Phật giáo

    • Nhân vô tình có gặp quả vô tình không ?

      Nhân vô tình có gặp quả vô tình không ?

    • Vu Lan, lễ hội văn hóa tình người

      Vu Lan, lễ hội văn hóa tình người

    • Hướng dẫn phương pháp tọa thiền

      Hướng dẫn phương pháp tọa thiền

    • Vấn đề cúng sao giải hạn dưới góc nhìn của Phật giáo-Thích Nhật Từ

      Vấn đề cúng sao giải hạn dưới góc nhìn của Phật giáo-Thích Nhật Từ

    Bài học cuộc sống

    PHẬT GIÁO ĐĂK NÔNG TIẾP SỨC TP.HCM 6 CHUYẾN HÀNG NGHĨA TÌNH

    PHẬT GIÁO ĐĂK NÔNG TIẾP SỨC TP.HCM 6 CHUYẾN HÀNG NGHĨA TÌNH

    • Tôi Thấy Một Phật Giáo Thật Đẹp!

      Tôi Thấy Một Phật Giáo Thật Đẹp!

    • "Lạ Lắm" tâm tình vùng bảo lũ.

    • Xin Mẹ Yên Tâm- Radio

      Xin Mẹ Yên Tâm- Radio "Lời Con Muốn Nói"

    • Có khiếm khuyết mới là cuộc sống, không hoàn mỹ mới gọi kiếp nhân sinh

      Có khiếm khuyết mới là cuộc sống, không hoàn mỹ mới gọi kiếp nhân sinh

    • 10 nghiệp lành mang lại phước đức

      10 nghiệp lành mang lại phước đức

    • Phật sự khắp nơi
    • Phật sự Trong Tỉnh
    • Phật sự tây nguyên
    • Du lịch Tâm linh
    • Từ thiện xã hội
    • Giáo dục tuổi trẻ
    • Phật giáo đời sống
    • Văn hoá nghệ Thuật
    • Ẩm thực Sức khoẻ

    Ban Thông Tin Truyền Thông Phật Giáo Tỉnh Đăk Nông

    *Chứng minh: TT. Thích Quảng Hiền
    *Chịu trách nhiệm nội dung: ĐĐ. Thích Đồng Nhiệm
    - Ý kiến & bài viết xin gởi về  theo địa chỉ email: truyenthongphatgiaodaknong@gmail.com
    - Ghi rõ nguồn Phatgiaodaknong.com khi phát hành lại từ website này.

    Thiết kế và chịu trách nhiệm kỹ thuật bởi nhatphuongtech.com (ĐT: 0918 699 246)