TT. Thích Chân Tính thuyết giảng
Hội chúng tham dự
Số lượng ghế trở nên quá ít so với sự hâm mộ của người dân Thủ đô đối với đêm nhạc do chùa Hoằng Pháp mang đến từ TP HCM.
Nếu như tối qua, phần mở đầu là bài pháp của Hòa Thượng Thích Giác Toàn thì tối nay Phật tử Hà Nội được nghe thời pháp của Thượng tọa Thích Chân Tính, trụ trì chùa Hoằng Pháp đồng thời là người chỉ đạo nghệ thuật và là tác giả của đêm diễn. Tôi ấn tượng với những câu của thầy rằng, mỗi Phật tử cần là 1 hoằng pháp viên. Thầy Chân Tính cũng cho rằng chính những Phật tử tại gia có thể hoằng pháp tốt hơn quý thầy ở trong chùa vì các Phật tử tại gia có thể hướng dẫn những người thân, bạn bè, đồng nghiệp của mình tu tập. Rằng nếu mỗi Phật tử tại gia có thể “độ” cho 10 người thôi thì xã hội đã tuyệt lắm rồi. lần đầu tiên tôi được nghe giảng rằng người xuất gia và cư sỹ tại gia chúng ta đều là Phật tử!
Trở về nguồn cội
Đêm nhạc “Trở về nguồn cội” bắt đầu bằng phần trình bày “Việt Nam Phật giáo sáng ngời hào quang”. Tôi nhớ lời bình của MC Chiến Thắng và Lâm Ánh Ngọc rằng, người ta có thể ăn nửa bữa, ngủ nửa giấc nhưng không thể yêu bằng một nửa trái tim và đi một nửa chân lý. Và người xem cảm nhận rất rõ lịch sử phát triển Phật giáo nước nhà, nhất là thời Lý Trần. Và rằng, bây giờ là cơ hội tốt để Phật Pháp lan tỏa và lớn mạnh.
Em là thiếu nhi Phật tử
Trong bài hát với tên gọi “Chào mừng Đại hội đạo pháp của dân tộc” tôi nhớ nhất lời ca “Chúng con giữ đạo trước sau một lòng”. Ngồi nghe, nhiều Phật tử như hiểu rằng mình càng có trách nhiệm hơn với Đạo Phật, với dân tộc, với trách nhiệm của người con Phật. Và rằng mỗi chúng ta nên thể hiện cách chào mừng Đại hội bằng những hành động cụ thể, hữu ích.
Quẩy gót hài
Trong bài “Quê hương kỳ diệu” ca sỹ Triệu Trung Kiên đã ca lên rằng “vì ngày mai tươi sáng, con thờ giáo pháp của đức Thế Tôn”. Và rằng mỗi chúng ta cảm nhận và nên lắng tâm để cảm thấy sự diệu kỳ của quê hương, đất nước. Rằng ta cùng nhau làm tất cả những gì có thể để xứng danh con lạc, cháu hồng.
"Quê hương kỳ diệu” ca sỹ Triệu Trung Kiên
Các tác phẩm “Quẩy gót hài”, “Nga ngõ tụng kinh” tạo nên những ấn tượng sâu lắng. Điệu múa của vũ đoàn Camelia kết hợp rất khéo với nội dung bài hát. Tôi đặc biệt ấn tượng với những chiếc đèn lồng đỏ, như nhắc ta năng niệm Phật, tụng kinh mỗi sáng, mỗi tối. Rằng ta có thể tụng kinh ở bất cứ nơi đâu.
Tôi đặc biệt ấn tượng với phần trình bày của bé Hoàng My. Chắc bé quãng mười tuổi thôi mà hát bài “Em là thiếu nhi Phật tử” rất hay. Các bé của nhóm Họa My múa phụ họa cũng rất tuyệt vời. Tôi nhớ, Hoàng My đã biết rất rõ rằng là người tốt, giúp bạn, yêu kính cha mẹ, chăm lo tu tập – tức em và các bé khác đã có thể trở thành thiếu nhi Phật tử. Bài ca như sự hướng dẫn các bé cách tu tập đơn giản. Khi nghe em ca, tôi chợt giật mình: với dọng hát và lời thơ hay thế này, có lẽ bất cứ bé nào được nghe cũng muốn trở thành thiếu nhi Phật tử.
Lạy mẹ Quan Âm
Bài cải lương “Nhớ về nguồn cội” tạo ra cho tôi những xúc động lớn lao. Những lời ca vẫn như in trong đầu tôi đến lúc này “Lòng con xin nguyện khắc ghi… Ánh sáng Như Lai ngàn năm chiếu sáng thế gian… Cha ông ta giữ nước, xây chùa… Những vị vua xưa yêu nước thương dân,…” Rồi những lời ca như nhắc nhở chúng ta nhớ về cội nguồn, về đức Phật Thích Ca, về cha ông mấy ngàn năm trước, để “ngược dòng quá khứ, đưa dân mình bước vào đường tu”.
Ra ngõ tụng kinh
Trong phần 2 của chương trình, các tiết mục tập trung vào chủ đề Phật tử cả nước nguyện theo Phập Pháp. Những bài hát như “Tĩnh tâm niệm Phật”, “Lời thầy con khắc ghi”, “Đồng tâm hướng thiện”, “Lạy mẹ Quan Âm” như đưa cả ngàn Phật tử có mặt trong cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô gần lại với nhau hơn. Quay xuống phía sau, tôi nhìn thấy những giọt nước mắt hạnh phúc và tự hào, hối hận và quyết tâm thay đổi. Hình như một ngày không niệm Phật thấy lòng hoang vắng, thấy đời bất an. Và hình như nhiều bác lớn tuổi đang tự xin, tự phát nguyện niệm Phật để thanh thản, để có cuộc đời vui.
Nhạc phẩm Hướng về miền Cực Lạc
Nếu như đêm qua có sự xuất hiện của gia đình ca sỹ Mỹ Linh và nhạc sỹ Anh Quân thì tối nay Phật tử Thủ đô được nghe dọng hát của ca sỹ Phương Thanh. Chị đã từng hát khá nhiều ca khúc Phật giáo trước kia nhưng đây là lần thứ 2 chị hát “Đêm tụng kinh Pháp Hoa”. Tôi nghe rất rõ tiếng mõ. Tôi nghe dọng chị tha thiết, ấm áp “…Nam Mô …Diệu Pháp… Liên Hoan Kinh…”.
ca sĩ Phương Thanh với ca khúc Đêm tụng kinh Pháp Hoa
Rồi nghệ sỹ nhân dân Thanh Hoa xuất hiện với bài “Sen nở”. Tôi như thấy hoa sen vươn lên từ hồ nước biếc, nở dần, nở dần. Tôi như thấy đời đẹp hơn, cuộc sống bình an hơn, cái thiện tăng thêm. Tôi như hòa mình vào mùi thơm của hoa sen, như cảm thấy chư Phật đang đâu đây ngay canh mình.
Tín tâm niệm Phật
Kết thúc chương trình là tác phẩm “Hân hoan chào mừng Đại hội PGVN” với sự tham gia của đông đảo các nghệ sỹ. Đông và vui. Đẹp và lộng lẫy. Ấn tượng và sâu sắc.
Vũ khúc Sen nở _ca sĩ Thanh Hoa thể hiện
Chương trình kết thúc mà hàng trăm người vẫn nán lại. Hình như các nghệ sỹ muốn cúng dường lên Tam Bảo những lời ca tiếng hát tối nay nên mới biểu diễn hay đến vậy. Hình như tất cả những ai có mặt đêm nay tại cung Việt Xô đồng tâm, đồng lòng cầu mong cho Phật Pháp trường tồn.
Việt Nam Phật sáng ngời hào quang
Tôi về đến nhà đã khuya. Tôi thắp nhang lên và lễ Phật. Rồi ngồi gõ những dòng chữ này. Nguyện cầu ngày mới mang đến bình an cho mỗi chúng ta. Nguyện chúc Đại hội thành công rực rỡ. Chúng ta cùng nhau biết ơn Thượng tọa Thích Chân Tính và tất cả các nghệ sỹ đã hết mình biểu diễn, nhất là khi những tác phẩm tuyệt diệu này được mang đến từ phương nam xa xôi.
Hân hoan chào mừng ĐHPGVN
Theo: phathocdoisong.com