• Phật sự Trong Tỉnh
    • Hoạt động Phật giáo tỉnh
    • Thành phố Gia Nghĩa
    • Huyện Đăk Mil
    • Huyện Đăk R Lấp
    • Huyện Đăk Song
    • Huyện Cư Jut
    • Huyện Krông Nô
    • Huyện Tuy Đức
    • Huyện Đăk GLong
  • Phật sự tây nguyên
    • Sự kiện
    • Danh Tăng
  • Phật sự khắp nơi
    • Phật sự trong nước
    • Phật sự thế giới
  • Từ thiện xã hội
    • Khuyến học
    • Từ thiện
  • Du lịch Tâm linh
    • Cảnh đẹp Tây Nguyên
    • Cảnh đẹp Miền Bắc
    • Cảnh đẹp Miền Trung
    • Cảnh đẹp Miền Nam
  • Phật giáo đời sống
    • Phật học
    • Tư vấn tâm lý
    • Vấn đáp Phật Pháp
    • Bài học cuộc sống
  • Giáo dục tuổi trẻ
    • Giáo dục tự viện
    • Gia đình Phật tử
    • Nghị lực sống
  • Văn hoá nghệ Thuật
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Sách nói
    • Kiến trúc
    • Thơ văn
    • Điêu Khắc-Hội Họa
    • Lễ hội Phật giáo
  • Ẩm thực Sức khoẻ
    • Món chay
    • Thuốc hay
    • Sống khỏe
    • Sống đẹp
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Phật sự Trong Tỉnh
    • Hoạt động Phật giáo tỉnh
    • Thành phố Gia Nghĩa
    • Huyện Đăk Mil
    • Huyện Đăk R Lấp
    • Huyện Đăk Song
    • Huyện Cư Jut
    • Huyện Krông Nô
    • Huyện Tuy Đức
    • Huyện Đăk GLong
  • Phật sự tây nguyên
    • Sự kiện
    • Danh Tăng
  • Phật sự khắp nơi
    • Phật sự trong nước
    • Phật sự thế giới
  • Từ thiện xã hội
    • Khuyến học
    • Từ thiện
  • Du lịch Tâm linh
    • Cảnh đẹp Tây Nguyên
    • Cảnh đẹp Miền Bắc
    • Cảnh đẹp Miền Trung
    • Cảnh đẹp Miền Nam
  • Phật giáo đời sống
    • Phật học
    • Tư vấn tâm lý
    • Vấn đáp Phật Pháp
    • Bài học cuộc sống
  • Giáo dục tuổi trẻ
    • Giáo dục tự viện
    • Gia đình Phật tử
    • Nghị lực sống
  • Văn hoá nghệ Thuật
    • Âm nhạc
    • Điện ảnh
    • Sách nói
    • Kiến trúc
    • Thơ văn
    • Điêu Khắc-Hội Họa
    • Lễ hội Phật giáo
  • Ẩm thực Sức khoẻ
    • Món chay
    • Thuốc hay
    • Sống khỏe
    • Sống đẹp
  • Trang chủ

  • Văn hoá nghệ Thuật

  • Thơ văn

Những vần thơ đầy đạo vị thi ca trong Truyện Kiều

Thường Tâm - Ngày đăng: 08:32:49 09-04-2020
  • Chia sẻ
  • Tweet
Nếu bạn tìm hiểu kỹ giáo lý nhà Phật rồi đọc lại thi phẩm tuyệt tác Truyện Kiều thì sẽ bắt gặp rất nhiều, nhiều lắm các vần thơ lồng ý đạo.

Thơ của Nguyễn Du nghe ra vừa thơ vừa đạo suốt cả tâm sự Thúy Kiều. Nếu ai đó tìm hiểu kỹ giáo lý nhà Phật rồi đọc lại thi phẩm tuyệt tác Truyện Kiều thì sẽ bắt gặp rất nhiều, nhiều lắm các vần thơ lồng ý đạo. Thi ca của thiên tài Nguyễn Du như là âm vang của trí tuệ giải thoát.


Ảnh: Internet

Trong tuyệt tác Truyện Kiều, Nguyễn Du còn viết ra những vần thơ đầy đạo vị Phật giáo. Ngôn ngữ thi ca vốn đã là rất biểu tượng, ngôn ngữ thi ca Nguyễn Du còn biểu hiện trừu tượng hơn. Nguyễn Du, ngoài rung cảm thi ca còn rung cảm trí tuệ Phật giáo. Nhà thơ núi Hồng Lĩnh đã nói đạo Phật bằng tiếng nói của trái tim trần thế. Vần thi gợi lên ý ấy trong cảm nhận của người viết trước tiên là:

‘Ai ngờ lại hợp một nhà
Lựa là chăn gối mới ra sắt cầm’

Mười lăm năm đoạn trường là một bài học về ‘Khổ đế’ mà nguyên nhân của nó, vừa hợp với giáo lý Tứ đế vừa hợp với tinh thần giới luật nhà Phật, là lòng khát ái, dục ái:

‘Xót trong tội nghiệp Thúy Kiều
Mắc điều tình ái, khỏi điều tà dâm’

Với Phật giáo (tiêu biểu như các câu 1 và 2 trong kinh Pháp cú) thì tâm làm chủ, tâm tạo các nghiệp thiện và ác và sẽ nhận lấy quả báo tương ứng về sau.  Với Kiều, tâm cũng quyết định vui buồn và giá trị của đời sống:

‘Ngưòi buồn cảnh có vui đâu bao giờ’
‘Chữ trinh còn một chút này
Chẳng cầm cho vững, lại dày cho tan’
Hay ‘Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài’

Với Phật giáo, người phật tử mộ đạo, mến đạo quyết tâm sống đạo mà nếu không hiểu đạo, không có chánh kiến thì càng làm cô phụ giáo lý giải thoát mà thôi.  Âm hưởng giáo lý đó lại vọng vào trong vần thơ tái hợp mà không tác hợp với Kiều:

‘Người yêu ta xấu với người
Yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau’

Ngay cả giáo lý Phật giáo minh bạch thế mà nếu hành giả chấp thủ nó (chấp giới, định, tuệ như kinh Xà dụ trình bày) thì sẽ rơi ngay vào cảnh: ‘Yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau’.
Phật giáo, tiêu biểu như phẩm Kinh Hạt Muối, Tương Ưng Bộ kinh, bảo rằng người với tâm từ bi rộng lớn thì hầu như không chịu hậu quả của các việc làm nhỏ bị sai trái.  Với Kiều thì Nguyễn Du xác định:

‘Như nàng lấy hiếu làm trinh
Bụi nào cho đục được mình ấy vay’

Kinh Kim Cang Bát Nhã, một bộ kinh nổi tiếng của Ðại Thừa, thì nhìn mọi hiện hữu đều do duyên sinh, chúng không có tự ngã, thực sự ở ngoài các giá trị cấu, tịnh, thiện, ác, thị,  phi... chúng thực sự không gây trở ngại đến vấn đề tự do, giải thoát của con ngưòi. Trở ngại giải thoát nằm ở tâm con người, ở lòng tham ái, chấp trước của con người. Tư tưởng này như là có chuyển âm hưởng của nó vào vần thi”

‘Duyên kia có phụ chi tình
Mà toan chia gánh chung tình làm đôi’

Với người con Phật, khi tâm tham ái, chấp trước được khoá chặt, được kiểm soát, thì các hành động thân, khẩu, ý trở thành các hành động giải thoát hết thảy.  Với Kiều, sau những ngày tháng đoạn trường thì:

‘Từ ngày khép cửa phòng thu
Chẳng tu thì cũng như tu mới là’

Người tu tập đạo Phật, đặc biệt là các bậc Thánh hữu học, dù tâm đã tỏ tường đạo lý, sự thật mọi hiện hữu, những tập quán sinh tử vẫn còn vương vấn thân sắc và cõi lòng. Nguyễn Du lại diễn đạt một tâm trạng của Kiều sao mà nghe như động đến tâm hồn của một thiền sư vậy, khi nhà thơ viết:

‘Tiếc thay chữ nghĩa cũ càng
Dù lìa ngó ý, còn vương tơ lòng’

Nhưng khi thiền sư đã hất đổ hết các vọng tưởng, đốt cháy hết sầu bi thì quả là giờ phút đại phúc, nghe như vừa dựng đứng dậy cả khung trời giải thoát, bởi vì bấy giờ Thiền sư đã phá tan hết sương vô minh đã nhiều đời che khuất ngõ ý và làm tan hết mây dục vọng đã nhiều đời giăng bít trời tâm. Nguyễn Du đã chuyển qua Kiều một cảm xúc của thời kỳ hội ngộ như là cảm xúc một thiền sư đang đối diện với giải thoát:

‘Trời còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời’

Thơ của Nguyễn Du nghe ra vừa thơ vừa đạo suốt cả tâm sự Thúy Kiều. Nếu ai đó tìm hiểu kỹ giáo lý nhà Phật rồi đọc lại thi phẩm tuyệt tác Kim Vân Kiều thì sẽ bắt gặp rất nhiều, nhiều lắm các vần thơ lồng ý đạo. Thi ca của thiên tài Nguyễn Du như hình thành một lúc hai bè nhạc: một bè của khúc đoạn trường, bè kia là âm vang của trí tuệ giải thoát.

Trong tuyệt tác Truyện Kiều, Nguyễn Du còn viết ra những vần thơ đầy đạo vị Phật giáo. Ngôn ngữ thi ca vốn đã là rất biểu tượng, ngôn ngữ thi ca Nguyễn Du còn biểu hiện trừu tượng hơn. Nguyễn Du, ngoài rung cảm thi ca còn rung cảm trí tuệ Phật giáo. Nhà thơ núi Hồng Lĩnh đã nói đạo Phật bằng tiếng nói của trái tim trần thế. Vần thi gợi lên ý ấy trong cảm nhận của người viết trước tiên là:

‘Ai ngờ lại hợp một nhà
Lựa là chăn gối mới ra sắt cầm’

Mười lăm năm đoạn trường là một bài học về ‘Khổ đế’ mà nguyên nhân của nó, vừa hợp với giáo lý Tứ đế vừa hợp với tinh thần giới luật nhà Phật, là lòng khát ái, dục ái:

‘Xót trong tội nghiệp Thúy Kiều
Mắc điều tình ái, khỏi điều tà dâm’

Với Phật giáo (tiêu biểu như các câu 1 và 2 trong kinh Pháp cú) thì tâm làm chủ, tâm tạo các nghiệp thiện và ác và sẽ nhận lấy quả báo tương ứng về sau.  Với Kiều, tâm cũng quyết định vui buồn và giá trị của đời sống:

‘Ngưòi buồn cảnh có vui đâu bao giờ’
‘Chữ trinh còn một chút này
Chẳng cầm cho vững, lại dày cho tan’
Hay ‘Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài’

Với Phật giáo, người phật tử mộ đạo, mến đạo quyết tâm sống đạo mà nếu không hiểu đạo, không có chánh kiến thì càng làm cô phụ giáo lý giải thoát mà thôi.  Âm hưởng giáo lý đó lại vọng vào trong vần thơ tái hợp mà không tác hợp với Kiều:

‘Người yêu ta xấu với người
Yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau’
 
Ngay cả giáo lý Phật giáo minh bạch thế mà nếu hành giả chấp thủ nó (chấp giới, định, tuệ như kinh Xà dụ trình bày) thì sẽ rơi ngay vào cảnh: ‘Yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau’.
Phật giáo, tiêu biểu như phẩm Kinh Hạt Muối, Tương Ưng Bộ kinh, bảo rằng người với tâm từ bi rộng lớn thì hầu như không chịu hậu quả của các việc làm nhỏ bị sai trái.  Với Kiều thì Nguyễn Du xác định:

‘Như nàng lấy hiếu làm trinh
Bụi nào cho đục được mình ấy vay’

 

Ảnh: Internet

Kinh Kim Cang Bát Nhã, một bộ kinh nổi tiếng của Ðại Thừa, thì nhìn mọi hiện hữu đều do duyên sinh, chúng không có tự ngã, thực sự ở ngoài các giá trị cấu, tịnh, thiện, ác, thị,  phi... chúng thực sự không gây trở ngại đến vấn đề tự do, giải thoát của con ngưòi. Trở ngại giải thoát nằm ở tâm con người, ở lòng tham ái, chấp trước của con người. Tư tưởng này như là có chuyển âm hưởng của nó vào vần thi”

‘Duyên kia có phụ chi tình
Mà toan chia gánh chung tình làm đôi’

Với người con Phật, khi tâm tham ái, chấp trước được khoá chặt, được kiểm soát, thì các hành động thân, khẩu, ý trở thành các hành động giải thoát hết thảy.  Với Kiều, sau những ngày tháng đoạn trường thì:

‘Từ ngày khép cửa phòng thu
Chẳng tu thì cũng như tu mới là’

Người tu tập đạo Phật, đặc biệt là các bậc Thánh hữu học, dù tâm đã tỏ tường đạo lý, sự thật mọi hiện hữu, những tập quán sinh tử vẫn còn vương vấn thân sắc và cõi lòng. Nguyễn Du lại diễn đạt một tâm trạng của Kiều sao mà nghe như động đến tâm hồn của một thiền sư vậy, khi nhà thơ viết:

‘Tiếc thay chữ nghĩa cũ càng
Dù lìa ngó ý, còn vương tơ lòng’

 

Ảnh: Internet

Nhưng khi thiền sư đã hất đổ hết các vọng tưởng, đốt cháy hết sầu bi thì quả là giờ phút đại phúc, nghe như vừa dựng đứng dậy cả khung trời giải thoát, bởi vì bấy giờ Thiền sư đã phá tan hết sương vô minh đã nhiều đời che khuất ngõ ý và làm tan hết mây dục vọng đã nhiều đời giăng bít trời tâm. Nguyễn Du đã chuyển qua Kiều một cảm xúc của thời kỳ hội ngộ như là cảm xúc một thiền sư đang đối diện với giải thoát:

‘Trời còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời’

Thơ của Nguyễn Du nghe ra vừa thơ vừa đạo suốt cả tâm sự Thúy Kiều. Nếu ai đó tìm hiểu kỹ giáo lý nhà Phật rồi đọc lại thi phẩm tuyệt tác Kim Vân Kiều thì sẽ bắt gặp rất nhiều, nhiều lắm các vần thơ lồng ý đạo. Thi ca của thiên tài Nguyễn Du như hình thành một lúc hai bè nhạc: một bè của khúc đoạn trường, bè kia là âm vang của trí tuệ giải thoát.

                                                                                                                                                                                                                                                                       Nguồn: VuonhoaPhatgiao
Ý kiến của bạn:
  • Chia sẻ
  • Tweet
Các Tin Khác
  • Vần thơ ngắn về đức Phật nhân mùa Phật đản 2020

    Vần thơ ngắn về đức Phật nhân mùa Phật đản 2020

  • Những vần thơ đầy đạo vị thi ca trong Truyện Kiều

    Những vần thơ đầy đạo vị thi ca trong Truyện Kiều

  • Ra mắt tập thơ Trở Mùa-Nguyễn Quốc Học

    Ra mắt tập thơ Trở Mùa-Nguyễn Quốc Học

  • Tháng ba lung linh- mùng tám

    Tháng ba lung linh- mùng tám

  • Xuân Rồi đó mẹ ơi....!!!

    Xuân Rồi đó mẹ ơi....!!!

  • Thơ: Giao Cảm Đêm Thành Đạo-Lê Đình

    Thơ: Giao Cảm Đêm Thành Đạo-Lê Đình

  • Ra mắt tập thơ: Miền Đất Bình Yên-Nguyễn Quốc Học

    Ra mắt tập thơ: Miền Đất Bình Yên-Nguyễn Quốc Học

  • Thơ:Thị trấn bình yên

    Thơ:Thị trấn bình yên

  • Viết cho bình minh của ba

    Viết cho bình minh của ba

  • Về cuốn sách của một nhà sư xứ kim chi

    Về cuốn sách của một nhà sư xứ kim chi

Âm nhạc

Ngón tay chỉ trăng-nhạc thiền Nguyễn Quốc Học

Ngón tay chỉ trăng-nhạc thiền Nguyễn Quốc Học

  • Nhạc thiền-Đáo Bỉ Ngạn của Kiến trúc sư Nguyễn Quốc Học

    Nhạc thiền-Đáo Bỉ Ngạn của Kiến trúc sư Nguyễn Quốc Học

  • Nhạc mới Tây Nguyên-Cung Thu Mưa-Nguyễn Quốc Học

    Nhạc mới Tây Nguyên-Cung Thu Mưa-Nguyễn Quốc Học

  • Nhạc hay Vu Lan-Liên Khúc Tình Cha(Ngọc Sơn)

    Nhạc hay Vu Lan-Liên Khúc Tình Cha(Ngọc Sơn)

  • Nhạc hay Vu Lan-Đêm Mưa Nhớ Mẹ(Hồ Văn Cường)

    Nhạc hay Vu Lan-Đêm Mưa Nhớ Mẹ(Hồ Văn Cường)

  • Bé Nghi Đình và những nhạc phẩm Phật giáo

    Bé Nghi Đình và những nhạc phẩm Phật giáo

Điêu Khắc-Hội Họa

Vườn thiền siêu nhỏ giải stress dễ làm

Vườn thiền siêu nhỏ giải stress dễ làm

  • Bộ hình siêu đẹp về cuộc đời Đức Phật qua nét vẽ của nghệ nhân Phật tử Myanmar

    Bộ hình siêu đẹp về cuộc đời Đức Phật qua nét vẽ của nghệ nhân Phật tử Myanmar

  • Các quy tắc bố cục trong chụp ảnh

    Các quy tắc bố cục trong chụp ảnh

  • Bảo tàng nghệ thuật Phật giáo tại Mỹ

    Bảo tàng nghệ thuật Phật giáo tại Mỹ

  • Ý tưởng hay về bình cắm hoa

    Ý tưởng hay về bình cắm hoa

  • Lớp dạy vẽ truyền cảm hứng-KTS Nguyễn Quốc Học

    Lớp dạy vẽ truyền cảm hứng-KTS Nguyễn Quốc Học

Thơ văn

Vần thơ ngắn về đức Phật nhân mùa Phật đản 2020

Vần thơ ngắn về đức Phật nhân mùa Phật đản 2020

  • Những vần thơ đầy đạo vị thi ca trong Truyện Kiều

    Những vần thơ đầy đạo vị thi ca trong Truyện Kiều

  • Ra mắt tập thơ Trở Mùa-Nguyễn Quốc Học

    Ra mắt tập thơ Trở Mùa-Nguyễn Quốc Học

  • Tháng ba lung linh- mùng tám

    Tháng ba lung linh- mùng tám

  • Xuân Rồi đó mẹ ơi....!!!

    Xuân Rồi đó mẹ ơi....!!!

  • Thơ: Giao Cảm Đêm Thành Đạo-Lê Đình

    Thơ: Giao Cảm Đêm Thành Đạo-Lê Đình

Điện ảnh

Nhà sư chở hoa trên mây lọt vào top ảnh đẹp thế giới

Nhà sư chở hoa trên mây lọt vào top ảnh đẹp thế giới

  • Nghệ thuật nắm bắt bầu trời ngoạn mục trong chụp ảnh phong cảnh.

    Nghệ thuật nắm bắt bầu trời ngoạn mục trong chụp ảnh phong cảnh.

  • Phim hay về một chú heo thông minh, gần gũi

    Phim hay về một chú heo thông minh, gần gũi

  • 'Phật tử cầu nguyên' vào top 70 ảnh đẹp nhất năm của 
National Geographic (Mỹ).

    'Phật tử cầu nguyên' vào top 70 ảnh đẹp nhất năm của National Geographic (Mỹ).

  • Con sẻ về sớm - Cho ba gần con thêm chút nữa

    Con sẻ về sớm - Cho ba gần con thêm chút nữa

  • The Datanla waterfall in Dalat City - Vietnam

    The Datanla waterfall in Dalat City - Vietnam

Sách nói

Ngày Xưa Có Má-Radio Lời Con Muốn Nói

Ngày Xưa Có Má-Radio Lời Con Muốn Nói

  • Nói Với Con-Radio Lời Con Muốn Nói

    Nói Với Con-Radio Lời Con Muốn Nói

  • Mẹ Thương-Radio Lời Con Muốn Nói

    Mẹ Thương-Radio Lời Con Muốn Nói

  • Hai giọt sữa-Radio Lời Con Muốn Nói

    Hai giọt sữa-Radio Lời Con Muốn Nói

  • Thầy Ơi-Radio Lời Con Muốn Nói

    Thầy Ơi-Radio Lời Con Muốn Nói

  • Con tin một ngày mẹ nhan ra con-Radio Lời Con Muốn Nói

    Con tin một ngày mẹ nhan ra con-Radio Lời Con Muốn Nói

Kiến trúc

Hạnh phúc đôi khi là điều quá đơn giản!

Hạnh phúc đôi khi là điều quá đơn giản!

  • Kiến trúc sư Nguyễn Quốc Học và phố thị Gia Nghĩa

    Kiến trúc sư Nguyễn Quốc Học và phố thị Gia Nghĩa

  • Bánh Chuối Thái Lan - Thai Pancake Banana ( Samsung Note 5 Flim )

    Bánh Chuối Thái Lan - Thai Pancake Banana ( Samsung Note 5 Flim )

Lễ hội Phật giáo

Khai mạc Triển lãm “Phật Giáo Việt Nam - Dấu Ấn Tinh Hoa” chào mừng Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ IX

Khai mạc Triển lãm “Phật Giáo Việt Nam - Dấu Ấn Tinh Hoa” chào mừng Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ IX

  • Lễ Hội Văn Hóa Ẩm Thực Trung Thu nơi Biên Giới

    Lễ Hội Văn Hóa Ẩm Thực Trung Thu nơi Biên Giới

  • Mùa lễ hội Sene Đônta năm 2019 tại chùa Hạnh Phúc Tăng

    Mùa lễ hội Sene Đônta năm 2019 tại chùa Hạnh Phúc Tăng

  • "Hãy nói không với rác thải nhựa"-thư gởi đến Đại lễ Vesak năm 2019 tại Hà Nam

  • Chùm ảnh lễ hội Buffet chay Chùa Liên Hoa Kiến Đức 2019

    Chùm ảnh lễ hội Buffet chay Chùa Liên Hoa Kiến Đức 2019

  • Video: Lễ Công Bố Thành Lập Chùa Liên Hoa-Kiến Đức-Đắk Nông

    Video: Lễ Công Bố Thành Lập Chùa Liên Hoa-Kiến Đức-Đắk Nông

  • Phật sự khắp nơi
  • Phật sự Trong Tỉnh
  • Phật sự tây nguyên
  • Du lịch Tâm linh
  • Từ thiện xã hội
  • Giáo dục tuổi trẻ
  • Phật giáo đời sống
  • Văn hoá nghệ Thuật
  • Ẩm thực Sức khoẻ

Ban Thông Tin Truyền Thông Phật Giáo Tỉnh Đăk Nông

*Chứng minh: TT. Thích Quảng Hiền
*Chịu trách nhiệm nội dung: ĐĐ. Thích Đồng Nhiệm
- Ý kiến & bài viết xin gởi về  theo địa chỉ email: truyenthongphatgiaodaknong@gmail.com
- Ghi rõ nguồn Phatgiaodaknong.com khi phát hành lại từ website này.

Thiết kế và chịu trách nhiệm kỹ thuật bởi nhatphuongtech.com (ĐT: 0918 699 246)