Còn Đâu Phượng Nở Sân Trường???
Admin - Ngày đăng: 13:54:41 03-06-2020
Cây phượng sân trường và tà áo dài là những hình ảnh có thể đẹp nhất của thời học trò. Và những ai đi qua tuổi ấy, mỗi lần ghé vào trường xưa, ngồi dưới gốc cây phượng, nhìn những thế hệ em mình trong sân trường, thì còn gì đẹp nhất nữa.
góc phượng sân trường đẹp biết bao
Thế nhưng, từ một sự kiện gốc phượng gãy đổ ở Tp.Hcm gây thiệt hại về nhân mạng, các trường cứ thế ồ ạt đốn hạ cây, nào bàng nào phượng, nào cũ nào mới, nào cao nào thấp, tất cả chỉ còn là khoảng sân trường "vô hồn", và những loài cây kia không biết tại sao mình lại bị bức tử như vậy?
tội nghiệp cho cây, thương cho đàn em thơ bé
Nhìn lại nhiều thập niên về trước, các gốc phượng to có đôi lúc gãy đổ nhánh, chứ cũng ít khi gãy đổ nguyên cây như bây giờ, vâng có nhiều cách hiểu, nhưng tôi hiểu rằng, bây giờ còn đất nhiều đâu mà cây sống chứ? tất cả khuôn viên đều dành cho bê tông hóa, có chăng con chút khoảng trống nhỏ nhoi quanh gốc cây.
Tôi còn nhớ như in lúc học ở Tp.Hcm, khi nơi tôi ở có đến 50 gốc cây xà cừ to bằng hai người ôm, thế mà, khi khu vườn được lát gạch, xung quanh cây vẫn còn chút không gian. Ấy thế, chỉ vài tháng sau, một cây to khỏe như xà cừ, rồi xoài, rồi mít trong vườn lần lượt ra đi không hẹn trở lại.
Nguyên nhân vì sao ư, chút tí không gian làm sao cây thở chứ??? cây đâu chỉ thở bằng lá, bằng thân, mà còn "thở" bằng không gian nơi bộ rễ dưới lòng đất. Khi quanh gốc cây giờ là bê tông gạch ốp, thì cái nóng bức bách dưới làn gạch ấy, cọng với không gian quanh gốc cây còn lại quá ít. Cây bức tử. Tôi có đề nghị nới rộng thêm để cứu gốc thị 100 năm, khoan rộng bê tông ra, quả nhiên, cây thoát chết.
Cây là lá phổi xanh, là bản thân của sự sống con người, cây không thể thở, thì ngoài kia khói bụt mịt mờ, làm gì không bệnh bệnh tật tràn lan cho được.
mô hình đẹp, vừa giữ chắc cây vừa nơi ghế ngồi hóng mát, ai bảo không an toàn?
Thế nên vội vàng bức tử những cây phượng và mãng cây xanh trong trường "vì..lý...bởi....do..." quà là việc làm máy móc. Trồng cây lớn như vậy đâu phải một sớm một chiều, cho nên hãy bình tỉnh và tìm giải pháp thiết thực, như vậy mới là người trí thức thực thụ, còn lo sợ vô cớ như vậy, thì còn lâu giáo dục phát triển nhanh được.
Trở lại mái trường, thăm lại góc sân
Cánh Phượng mỏng vẫn nồng nàn cháy đỏ
Sống lại tuổi học trò ngây ngô ngày đó
Ôm cánh Phượng vào lòng
Cánh Phượng mỏng của tôi
Cánh Phượng mỏng vẫn nồng nàn cháy đỏ
Sống lại tuổi học trò ngây ngô ngày đó
Ôm cánh Phượng vào lòng
Cánh Phượng mỏng của tôi
Đọc dòng thơ của Văn Lâm, tôi như sống lại ngày ấy, vâng chỉ sống lại trong ký ức thôi, còn nếu may mắn trở lại trường xưa đi nữa, chắc gì hoa phượng còn đó để tôi còn ngây ngô đứng ngắm cánh phượng hồng.
Ôi xót xa biết bao?!!!