Như con sâu làm tổ, để phòng tránh cô rô..
Admin - Ngày đăng: 23:20:02 08-02-2020
trong thời kỳ “chuyển hóa” thể trạng của sâu rất yếu, dễ bị côn trùng khác xâm nhập, tấn công cho nên để bảo toàn tánh mạng nó phải làm kén bảo vệ, cái kén trông như chiếc lồng sắt, có cái trông như bộ áo bảo hộ của các phi hành gia, hay của các bác sĩ …Vũ Hán.
*Bài viết là những cách nhìn thú vị, và không kém phần triết lý trong khi cả nước nâng cao ý thức phòng chống dịch, sau đây là nội dung chính do Họa sĩ N.Thường gởi đến quý vị:
Hôm nay có đôi vợ chồng đi chùa, hỏi N.Th: Thưa Thầy, có nhiều thông tin nói là loại virus mới này nó lan khá nhanh, có thể trở thành đại dịch. Nếu dịch lan rộng ra thì mình phải làm sao?. Thầy không gì thì chắc không lo chứ tụi con có gia đình con cái nên lo lắm.
_ Trả lời:
Thầy không có gì thì càng phải lo nhiều hơn đó chớ, vì chí nguyện chưa tròn, ơn Phật tổ và bá tánh vẫn chưa đáp đền, nếu lỡ bị …“die” sớm thì cũng uổng. Haha.
Đùa thôi, thời nay khoa học hiện đại, họ nhanh chóng có cách “hóa giải” chúng, không để trở thành đại dịch như trăm năm trước đâu. Chúng ta không nên lo sợ, nhưng cũng không quá chủ quan. Việc trước mắt thiết thực của chúng ta là phòng ngừa dịch bệnh lây lan, bằng những biện pháp mà tuyền thông trong nước đăng tải.
Ngoài việc đeo khẩu trang, chúng ta lưu tâm hơn việc vệ sinh tay chân thân thể, các vật dụng trong gia đình và nơi công cộng. Điều quan trọng hơn nữa là nâng cao sức khỏe bằng việc ăn uống, thể thao, giải trí lành mạnh nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể.
-Mọi người cũng nên học hỏi con sâu. Trước khi trở thành bướm thì sâu tự làm kén (tổ) để “an trú” trong đó, nó đợi ngày “đủ đầy năng lượng” mới chui ra khỏi kén và “hóa thân” thành bướm tung cánh bay muôn nơi. Nói cách khác, trong thời kỳ “chuyển hóa” thể trạng của sâu rất yếu, dễ bị côn trùng khác xâm nhập, tấn công cho nên để bảo toàn tánh mạng nó phải làm kén bảo vệ, cái kén trông như chiếc lồng sắt, có cái trông như bộ áo bảo hộ của các phi hành gia, hay của các bác sĩ …Vũ Hán.
-Con người cũng có vài giai đoạn “chuyển biến lớn” và trong những thời kỳ này sức đề kháng trong cơ thể chúng ta cũng yếu đi khá nhiều, do vậy mỗi người chúng ta cũng nên tự làm cho mình một “chiếc lồng” để “Trưởng dưỡng thân tâm”. Và đợi khi “giông tố cuộc đời qua đi” thì ta mới …bình an vô sự.
Hồi trẻ tôi có nghe bài hát khá thú vị:
“Ngày nhà em pháo nổ.
Anh cuộn mình trong chăn.
Như con sâu làm tổ.
Trong trái vãi cô đơn…”.
Ban đầu tôi tưởng anh chàng này nhát gan quá, “nhà em pháo nổ” chứ có phải bom đạn nổ đâu mà sợ đến nỗi phải chui vào “trong chăn” để trốn. Sau này tôi mới hiểu chút là vì khi đó con tim ang ta đang “mang vết thương đau” nên phải “cuộn mình trong chăn, như con sâu làm tổ…”. Cách này khá hay, anh ta chui vào “trong chăn” để tự “ôm ấp” vết thương của mình, không cố kháng cự hay than trách cuộc đời, khi biết “an trú” trong chính mình thì cho dù Cô-rô-na hay Cô …nào đi nữa cũng khó làm mình “chết gục”. Không ai thương mình bằng chính mình. Tự mình “chữa trị” là phương cách tốt nhất trước khi chờ bác sĩ giỏi đến hỗ trợ.
-Trong nhà Phật thường nhắc đến chữ Giới - Định - Tuệ. Giới có nghĩa là “ngăn che”, tợ như cái kén che chở con sâu (nhộng), như tường rào bảo vệ ngôi nhà không bị kẻ trộm. Người mới tập tu, tâm chưa vững chãi nên phải có “tường rào- ngăn cấm”, đề phòng “yêu tinh” bên ngoài xâm nhập và không để “nội ma” trong tâm phát sinh. Nhờ có “Giới luật” mới có năng lượng “Định lực”, định lực - ý chí mạnh mẽ thì Trí Tuệ khai mở, tỏ rõ vạn pháp duyên sinh, lòng từ bi vô hạn, đến đi đều vô ngại, ung dung trong ràng buộc, tự tại giữa khổ đau.
-Trong cuộc sống, người biết giữ “Giới” tức biết ngăn ngừa những cái xấu bên ngoài, dừng lại những ý nghĩ việc làm sai trái, như vậy thì “bệnh dịch” khó xâm nhập mà bệnh tật cũng ít phát sinh.
*Lời Nh.Thường. Ảnh sưu tầm _minh họa
Hôm nay có đôi vợ chồng đi chùa, hỏi N.Th: Thưa Thầy, có nhiều thông tin nói là loại virus mới này nó lan khá nhanh, có thể trở thành đại dịch. Nếu dịch lan rộng ra thì mình phải làm sao?. Thầy không gì thì chắc không lo chứ tụi con có gia đình con cái nên lo lắm.
_ Trả lời:
Thầy không có gì thì càng phải lo nhiều hơn đó chớ, vì chí nguyện chưa tròn, ơn Phật tổ và bá tánh vẫn chưa đáp đền, nếu lỡ bị …“die” sớm thì cũng uổng. Haha.
Đùa thôi, thời nay khoa học hiện đại, họ nhanh chóng có cách “hóa giải” chúng, không để trở thành đại dịch như trăm năm trước đâu. Chúng ta không nên lo sợ, nhưng cũng không quá chủ quan. Việc trước mắt thiết thực của chúng ta là phòng ngừa dịch bệnh lây lan, bằng những biện pháp mà tuyền thông trong nước đăng tải.
Ngoài việc đeo khẩu trang, chúng ta lưu tâm hơn việc vệ sinh tay chân thân thể, các vật dụng trong gia đình và nơi công cộng. Điều quan trọng hơn nữa là nâng cao sức khỏe bằng việc ăn uống, thể thao, giải trí lành mạnh nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể.
-Mọi người cũng nên học hỏi con sâu. Trước khi trở thành bướm thì sâu tự làm kén (tổ) để “an trú” trong đó, nó đợi ngày “đủ đầy năng lượng” mới chui ra khỏi kén và “hóa thân” thành bướm tung cánh bay muôn nơi. Nói cách khác, trong thời kỳ “chuyển hóa” thể trạng của sâu rất yếu, dễ bị côn trùng khác xâm nhập, tấn công cho nên để bảo toàn tánh mạng nó phải làm kén bảo vệ, cái kén trông như chiếc lồng sắt, có cái trông như bộ áo bảo hộ của các phi hành gia, hay của các bác sĩ …Vũ Hán.
-Con người cũng có vài giai đoạn “chuyển biến lớn” và trong những thời kỳ này sức đề kháng trong cơ thể chúng ta cũng yếu đi khá nhiều, do vậy mỗi người chúng ta cũng nên tự làm cho mình một “chiếc lồng” để “Trưởng dưỡng thân tâm”. Và đợi khi “giông tố cuộc đời qua đi” thì ta mới …bình an vô sự.
Hồi trẻ tôi có nghe bài hát khá thú vị:
“Ngày nhà em pháo nổ.
Anh cuộn mình trong chăn.
Như con sâu làm tổ.
Trong trái vãi cô đơn…”.
Ban đầu tôi tưởng anh chàng này nhát gan quá, “nhà em pháo nổ” chứ có phải bom đạn nổ đâu mà sợ đến nỗi phải chui vào “trong chăn” để trốn. Sau này tôi mới hiểu chút là vì khi đó con tim ang ta đang “mang vết thương đau” nên phải “cuộn mình trong chăn, như con sâu làm tổ…”. Cách này khá hay, anh ta chui vào “trong chăn” để tự “ôm ấp” vết thương của mình, không cố kháng cự hay than trách cuộc đời, khi biết “an trú” trong chính mình thì cho dù Cô-rô-na hay Cô …nào đi nữa cũng khó làm mình “chết gục”. Không ai thương mình bằng chính mình. Tự mình “chữa trị” là phương cách tốt nhất trước khi chờ bác sĩ giỏi đến hỗ trợ.
-Trong nhà Phật thường nhắc đến chữ Giới - Định - Tuệ. Giới có nghĩa là “ngăn che”, tợ như cái kén che chở con sâu (nhộng), như tường rào bảo vệ ngôi nhà không bị kẻ trộm. Người mới tập tu, tâm chưa vững chãi nên phải có “tường rào- ngăn cấm”, đề phòng “yêu tinh” bên ngoài xâm nhập và không để “nội ma” trong tâm phát sinh. Nhờ có “Giới luật” mới có năng lượng “Định lực”, định lực - ý chí mạnh mẽ thì Trí Tuệ khai mở, tỏ rõ vạn pháp duyên sinh, lòng từ bi vô hạn, đến đi đều vô ngại, ung dung trong ràng buộc, tự tại giữa khổ đau.
-Trong cuộc sống, người biết giữ “Giới” tức biết ngăn ngừa những cái xấu bên ngoài, dừng lại những ý nghĩ việc làm sai trái, như vậy thì “bệnh dịch” khó xâm nhập mà bệnh tật cũng ít phát sinh.
*Lời Nh.Thường. Ảnh sưu tầm _minh họa