Vượt qua nỗi đau.
Ở bên bờ biển phía Tây của thành phố San Diego, Mỹ có một bệnh viện. Trông bệnh viện đó có một người bị liệt toàn thần đang điều trị. Người ấy tên là William Nguyễn. Sáng nào cơ thể ông cũng bị giày vò bởi nỗi đau đớn cả tiếng đồng hồ. Cô y tá trẻ thấy William Nguyễn đau đớn quá, không chịu nổi còn lấy tay che mặt. William Nguyễn nói: “Cơn đau này quả là khó chịu, nhưng tôi thấy biết ơn nó, vì có đau đớn thì tôi mới biết mình vẫn còn sống.”
Khi khó khăn gian khổ giáng xuống cuộc đời chúng ta, mọi người thường cảm thấy thật bất hạnh, họ thất vọng, oán trách và chán nản. Nhưng William Nguyễn lại tìm thấy niềm an ủi từ trông đau khổ, nghe thì có vẻ như rất hoang đường, nhưng ở trong hoàn cảnh của ông, đau đớn là thần kinh đang được đánh thức, là hy vọng hồi phục sức khỏe.
Đối với những người có cuộc sống luôn tràn đầy ánh sáng niềm vui thì đau khổ chính là sự tàn khốc và bất hạnh. Nhưng đối với người không tri giác, sự đau đớn lại là niềm vui. Vì nếu như cảm giác đau khổ giống như một bức tường đổ nát, thì sự tê liệt vô tri vô giác của cơ thể chẳng khác nào một sa mạc khô cằn không có sự sống.
Từ khi chiếc hộp Pandora được mở ra, con người phải đối mặt với rất nhiều đau khổ. Chúng ta không thể ca ngợi sự đau khổ, nhưng nó khiến cho chúng ta có một cảm giác khác về cuộc đời. Chúng ta sẽ nhìn cuộc đời ở một góc độ khác, lý giải cuộc sống ở một góc độ khác. Những người chưa từng trải qua đau khổ tất nhiên sẽ thiếu khả năng phán đoán và cảm nhận hạnh phúc. Những người không thực sự hiểu về nỗi đau chắc chắn sẽ không tìm được phương hướng hướng cho cảm xúc.
Bạn có bao giờ bị kích động, buồn bã bởi một trào lưu mới không? Có bao giờ buồn bã trước sự bạo tàn của chế độ khủng bố và tà giáo không? Có bao giờ phẫn nộ vì sự phân hóa quyền lực không? Nếu có, chứng tỏ khả năng suy nghĩ, phẩm chất đạo đức của bạn vẫn chưa bị tê liệt! Bạn có cảm thấy mệt mỏi rã rời với khối kiến thức khổng lồ hàng ngày không? Có cảm thấy kiệt sức với những cuộc cạnh tranh khóc liệt không? Có cảm thấy lo lắng bởi nguy cơ sắp thất nghiệp không? Nếu có, chứng tỏ sự tự tôn, tự cường, tự kiềm chế, tự lập của bạn vẫn đang tồn tại! Càng trải nghiệm nhiều nỗi bất hạnh trông cuộc đời thì bạn sẽ càng hiểu hơn về trách nhiệm, đạo đức, chính nghĩa...
Tất cả niềm vui đều khiến cho cuộc đời thêm tươi đẹp, nhưng đau khổ cũng khiến cuộc đời thêm phong phú. Tất cả may mắn đều là cơ sở để tạo ra giá trị cho cuộc đời, nhưng nỗi bất hạnh cũng tạo nên giá trị riêng cho cuộc sống. Chỉ cần chúng ta sống như Matthew William, tìm niềm vui từ trông đau khổ, tìm tình cảm mãnh liệt từ trông khó khăn là được!
Con người không trải qua việc gì thì sẽ không có kinh nghiệm. Người chưa từng nếm vị đau khổ trông cuộc đời rất tẻ nhạt. Chỉ khi chúng ta coi đau khổ như một thứ dưỡng chất thì nhánh cây cuộc đời mới có thể trổ lá đơm hoa.
Theo: Võ Tuấn Linh
Nguồn: Nghị lực sống