Phật giáo Đăk Nông "quá trẻ" nhưng không ngại khó khăn
Đại đức Thích Quảng Hiền - Phó thường trực BTS kiêm trưởng Ban HDPT tỉnh Đăk Nông
PV:
Kính bạch đại đức! Với tư cách là Phó Ban
Thường trực BTS kiêm trưởng Ban hướng dẫn Phật tử tỉnh nhà. Xin Đại đức vui
lòng cho độc giả của Hương từ Bi biết về những khó khăn cũng như thuận lợi
trong công tác điều hành?
ĐĐ.
Thích Quảng Hiền: Thật tình mà nói
ở bất cứ lĩnh vực nào, dù đó là công tác xã hội hay là công tác của Giáo hội thì
đều cũng có những khó khăn và thuận lợi nhất định. Tuy nhiên, quan trọng là mình
có dám nghĩ và dám làm hay không? Những vấn đề mình nghĩ và làm đó có được sự hưởng
ứng của tập thể hay không? Làm công tác Phật sự cần phải có tâm huyết, và phải
hướng đến lợi ích chung, cần phải được sự cộng tác và đồng tình của số đông, nhất
là phải biết tùy duyên trong công việc, không nên quá nặng nề về hành chánh để
rồi mọi công tác sẽ bị trì trệ và chậm phát triển. Đó là những yếu tố quyết định
để có thành quả trong công tác. Nói chung nếu chúng ta biết tùy duyên thì việc
khó thành dễ, nếu không biết tùy duyên thì việc dễ thành khó.
PV:
Trong
phiên họp thường trực ngày 21.3.2009 của BTS tỉnh hội nhằm hướng cho vấn đề tổ
chức Tân Phân Ban hướng dẫn GĐPT tỉnh – Xin Đại đức cho biết về tiến trình triển
khai công tác này?
ĐĐ. Thích Quảng Hiền: Với những trăn
trở và mong muốn làm sao để tổ chức GĐPT có một hệ thống tổ chức xuyên suốt từ
trên xuống, nói cho đúng là hệ thống ngành dọc của GĐPT từ cấp tỉnh xuống đến cở
sỏ được kiện toàn trong guồng máy hoạt động chung của Giáo hội. Chúng ta thấy rằng
Phật giáo hoàn toàn không có Giáo quyền và Giáo điều như những Tôn giáo khác,
thí dụ đối với Thiên Chúa giáo một vị linh mục có một cái quyền gọi là “chăn
chiên”, con chiên nhất nhất phải tuân thủ theo “Cha”, không được trái ý nghịch
lời, những con chiên của họ “chăn” hoàn toàn phụng tùng những giáo điều ấy. Đối
với Phật giáo thì chỉ dựa trên tinh thần tự giác mà không hề có sự ràng buộc nào
cả, rãnh thì đi Chùa không rãnh thì ở nhà, vui thì đi Chùa buồn thì thôi, thích
thì tham giam không thích thì ở nhà.v.v….từ chỗ đó chúng ta thấy rằng mình có
những điểm yếu nhất định nên không theo được sự phát triển chung của xã hội.
Trong lúc đó các Tôn giáo khác họ phát triển một cách chóng mặt. Thế ấy mà mình
không chịu ứng dụng tinh thần tùy duyên mà đức Phật đã dạy, nếu chúng ta biết ứng
dụng tinh thần khế lý, khế cơ và khế thời để mà tùy duyên áp dụng vào trong
sinh hoạt của tổ chức thì tuyệt vời biết chừng nào? Nói thì nói như vậy để hiểu
và thấy được vấn đề cần phải làm, cần phải nổ lực để không bị chướng ngại trong
những trong những “lý thuyết suông”. Nếu một người đệ tử Phật có cái nhìn tổng
thể và có tâm huyết đối với đạo thì không khỏi bùi ngùi thao thức trong những
trăn trở mà “lực bất tùng tâm”.
Quay lại vấn đề chính là việc hình thành tổ chức Phân
Ban GĐPT tỉnh, So với những phiên họp trước thì
phiên họp này có nhiều khả quan hơn, tuy còn một vài anh em huynh trưởng
chưa đồng thuận với việc “cần phải làm”, đó là tùy tinh thần tự nguyện của anh
em thôi. Bởi vì BTS không hề có một sự áp đặt hay bắt buột nào cả, chúng tôi chỉ
mời gọi anh em, động viên anh em cùng tham gia với tổ chức mà thôi. Anh em
huynh trưởng tự do bầu chọn nhân sự và tự quyền quyết định thành phần nhân sự của
Phân Ban GĐPT, rồi trình BTS chuẩn y.
Anh em cũng đã hình thành được nhân sự của Phân ban hướng
dẫn, đã trình BTS và đã được chấp thuận, sắp tới đây dự kiến sẽ ra mắt vào ngày
11 tháng 3 âm lịch.
PV: Làm Phật sự
tất yếu phải đa đoan. Tuy nhiên, đứng về quan điểm và vai trò của một lãnh đạo
chủ chốt của tỉnh hội - Vậy theo Đại đức thì vấn đề nào hiện nay được xem là
khó khăn nhất? và sớm giải quyết thế nào? Đặc biệt là phương hướng mới phù hợp
cho Phật sự của nhiệm kỳ 2007-2012?
ĐĐ. Thích Quảng Hiền: Như chúng ta đã biết tỉnh Đak Nông được tách ra từ Đăk
Lăk vừa hơn 5 năm, song song đó Ban Đại Diện tỉnh hội Phật giáo Đăk Nông ra đời
và đi vào hoạt động 3 năm lâm thời. Đến 2007 chính thức Đại hội Đại biểu PG tỉnh
lần thứ nhất nhiệm kỳ 2007-2012. BTS
nhiệm kỳ I hoạt động đến nay đã hơn 1 năm. Như vậy so với các tỉnh thành khác
thì PG Đăk Nông còn quá trẻ, trẻ về mọi mặt, từ sự ra đời hình thành, cho đến
nhân sự của BTS còn đều rất trẻ. Hầu như nhân sự của Ban Thường trực BTS thì tuổi
đời và tuổi đạo đều không cao, kinh nghiệm làm việc chưa nhiều. Tuy nhiên điều đó
theo tôi nghĩ thì không trở ngại lắm trong công tác Phật sự.
Điều khó khăn hiện tại theo tôi nghĩ đó là nhân sự của
Ban Thường trực BTS ở cách nhau quá xa. Đại đức Chánh thư ký ở cách xa văn phòng
BTS 60 km, Đại đức Chánh văn phòng cũng ở xa văn phòng BTS 40 km. Vì vậy công
việc văn phòng của BTS không được thuận lợi như mong muốn, và đôi khi không phổ
biến kịp thời những văn kiện của Giáo hội nên công tác của Giáo hội không được
thông suốt. Khó khăn thứ hai là chúng ta không đủ nhân để hình thành các ban,
ngành trực thuộc BTS để đi vào hoạt động như những tỉnh thành khác. Mỗi Ban, ngành
của tỉnh hội chúng ta hầu hết đều chỉ có một vị trưởng ban đầu ngành mà thôi.
Để cho Phật sự nhiệm kỳ 2007-2012 được hanh thông theo phương hướng đã đề ra, cần phải sớm hình thành cho được những ban ngành trọng yếu như: Ban Hoằng pháp, Ban văn hóa, Ban hướng dẫn Phật tử phải thành lập cho được hai Phân ban đó là Phân ban GĐPT và Phân ban Cư sĩ Phật tử. Tại sao tôi lại nhấn mạnh những ban này, vì theo tôi nghỉ đối với tỉnh chúng ta hiện tại thì những Ban ngành này là quan trọng cần phải hình thành càng sớm càng tốt, được như vậy thì Phật giáo tỉnh nhà mới khởi sắc lên được. Dần dần chúng ta sẽ hình thành các ban ngành còn lại, và tôi tin tưởng mọi công tác rồi cũng sẽ ổn định thôi.
PV: Cảm ơn Đại đức đã có buổi chia sẻ.
Đông Đông thực hiện