Người Phật tử có nên nhậu để “mở rộng quan hệ”?
Admin - Ngày đăng: 09:32:22 20-12-2012
Sự trượt dài vào con đường ăn nhậu có nguy cơ đồng hành với việc sa sút về sức khỏe, tinh thần cũng như nhân cách khiến cho một người đàn ông khỏe mạnh, sáng suốt, là trụ cột của gia đình lại trở thành sâu rượu, say xỉn, yếu đuối và bạc nhược, mất điểm ngay trong mắt của cấp trên, đồng nghiệp và cả những người thân của chính mình.
HỎI: Tôi hiện đang là sinh viên năm cuối ngành xây dựng dân dụng sắp ra trường. Khi quy y Tam bảo, tôi đã phát nguyện thọ cả năm giới, trong có giới thứ năm không uống rượu bia và sử dụng các chất làm say người. Nhưng trong thực tế những người làm xây dựng bây giờ lại uống rượu bia rất nhiều để “mở rộng quan hệ”, và đó là điều gây cản trở lớn nhất trên con đường tu tập của tôi. Vậy tôi nên làm gì để khi tham dự tiệc tùng mà không bị nài ép phải uống rượu nhưng vẫn có mối quan hệ xã hội tốt và không bị cản trở con đường tu tập? Nhiều khi từ chối hoài cũng làm người ta dễ mất lòng, với lại mình còn sĩ diện là con trai nữa!
(THIỆN THÔNG, phuquynguyen52@yahoo.com.vn)
(THIỆN THÔNG, phuquynguyen52@yahoo.com.vn)
ĐÁP: Bạn Thiện Thông thân mến!
Tệ nạn uống nhiều rượu bia hay ăn nhậu liên tục mỗi ngày ở xứ ta hiện đang là một vấn đề nhức nhối mang lại nhiều hệ lụy cho cá nhân, gia đình và xã hội. Chỉ nói riêng cái tác hại nhãn tiền của ăn nhậu quá đà như tốn hao tiền bạc, thân thể bệnh tật, tâm trí mê mờ, gia đình bất hòa, nguy cơ gây tai nạn giao thông rất cao… cùng nhiều điều khác nữa do ma men sai khiến, để thấy được thú vui ăn nhậu mang đến kết quả mất nhiều hơn được. Vì vậy, người Phật tử chân chính kiên quyết nói không hoặc hạn chế đến mức thấp nhất với việc sử dụng rượu bia.
Đành rằng trong các mối quan hệ xã hội, nhất là trong giao tế làm ăn thì hội họp, tiệc tùng, ân nghĩa qua lại là cần thiết. Nhưng phải biết ăn uống như thế nào để thân khỏe tâm an mới là điều quan trọng. Người Phật tử phải hết sức chú ý đến điều này. Rất nhiều người sa đà vào con đường ăn nhậu li bì, lúc đầu cũng chỉ vì giao lưu mở rộng quan hệ, vì nể nang, vì sĩ diện… và cuối cùng vì ghiền bia rượu nên có đủ 1.001 lý do để tổ chức ăn nhậu. Sự trượt dài vào con đường ăn nhậu có nguy cơ đồng hành với việc sa sút về sức khỏe, tinh thần cũng như nhân cách khiến cho một người đàn ông khỏe mạnh, sáng suốt, là trụ cột của gia đình lại trở thành sâu rượu, say xỉn, yếu đuối và bạc nhược, mất điểm ngay trong mắt của cấp trên, đồng nghiệp và cả những người thân của chính mình.
Để thoát ly khỏi vòng xoáy bia rượu, bạn phải công khai với đồng nghiệp, bà con, bạn bè rằng mình là một Phật tử, đã thệ nguyện không uống bia rượu. Hãy tự hào về điều đó đồng thời chứng tỏ cho mọi người biết bạn nói được và làm được. Sự xác quyết mạnh mẽ này sẽ giúp mọi người tôn trọng “quyền cá nhân” của bạn hơn mà trong tiệc tùng không cố mời mọc, nài ép hay châm chọc. Mà kỳ thực, việc uống rượu bia là do mình thích uống, chủ động uống chứ chẳng ai “bắt” ta uống cả. Ngày nay, trong các tiệc tùng, liên hoan, cưới hỏi thì những người dùng nước tinh khiết, nước trà hay nước ép trái cây, nước ngọt thay cho rượu bia khá nhiều (một số thì vì bị bệnh phải kiêng bia rượu). Đó là tín hiệu vui, lành mạnh. Và người dân xứ ta nên “đổi mới tư duy” sai lạc rằng đã nhập tiệc thì nhất thiết phải uống nhiều bia rượu, uống càng nhiều càng hay, đồng thời nên học tập văn hóa tiệc tùng miễn vui vẻ là được, còn ăn uống gì, lưu lượng bao nhiêu thì tùy mỗi người, phải tuyệt đối tôn trọng.
Mặt khác, bạn nên tránh xa những tiệc tùng không mấy quan trọng hoặc không cần thiết phải tham dự. Sự tránh duyên này là một việc cần thiết để không bị thói quen ăn nhậu thâm nhập. Trong trường hợp phải tham dự tiệc tùng thì bạn cần chủ động chọn cho mình một thức uống khác ngoài bia rượu. Khi ta dự tiệc cùng nâng ly mà không phải bia rượu chắc chắn trong bàn tiệc sẽ có người không hài lòng, thậm chí quyết liệt phản đối. Nhưng điều đó không hề gì, bởi khi họ hiểu ra vấn đề giữ giới không uống bia rượu của một người Phật tử chân chính chắc chắn sẽ tôn trọng và tin tưởng nơi mình nhiều hơn.
Một thực tế là khá nhiều người thành đạt, có quan hệ làm ăn rộng rãi mà không hề sử dụng rượu bia, thậm chí còn ăn chay trường nhưng vẫn luôn nhận được sự tin tưởng, kính trọng từ đối tác và mọi người. Cho nên nếu nghĩ rằng cần phải ăn nhậu để mở rộng quan hệ làm ăn là một sự ngụy biện thật nguy hiểm và có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Nhiều cuộc nhậu đã xảy ra cảnh giết chóc, đánh nhau, chửi rủa, cãi vã… chỉ làm đổ vỡ, mất mát thêm chứ không “mở rộng quan hệ” như bạn lầm tưởng.
Cho nên bạn cứ giữ vững năm nhân cách (năm giới) của người Phật tử, nhất là với giới thứ năm không bia rượu say sưa. Hãy là một người tốt thật sự, một Phật tử chân chính thì tự khắc bạn sẽ được cấp trên tín nhiệm, đối tác tin tưởng, đồng nghiệp tin yêu và từ nền tảng đó bạn yên tâm xây dựng sự nghiệp cho đời mình.
Tệ nạn uống nhiều rượu bia hay ăn nhậu liên tục mỗi ngày ở xứ ta hiện đang là một vấn đề nhức nhối mang lại nhiều hệ lụy cho cá nhân, gia đình và xã hội. Chỉ nói riêng cái tác hại nhãn tiền của ăn nhậu quá đà như tốn hao tiền bạc, thân thể bệnh tật, tâm trí mê mờ, gia đình bất hòa, nguy cơ gây tai nạn giao thông rất cao… cùng nhiều điều khác nữa do ma men sai khiến, để thấy được thú vui ăn nhậu mang đến kết quả mất nhiều hơn được. Vì vậy, người Phật tử chân chính kiên quyết nói không hoặc hạn chế đến mức thấp nhất với việc sử dụng rượu bia.
Đành rằng trong các mối quan hệ xã hội, nhất là trong giao tế làm ăn thì hội họp, tiệc tùng, ân nghĩa qua lại là cần thiết. Nhưng phải biết ăn uống như thế nào để thân khỏe tâm an mới là điều quan trọng. Người Phật tử phải hết sức chú ý đến điều này. Rất nhiều người sa đà vào con đường ăn nhậu li bì, lúc đầu cũng chỉ vì giao lưu mở rộng quan hệ, vì nể nang, vì sĩ diện… và cuối cùng vì ghiền bia rượu nên có đủ 1.001 lý do để tổ chức ăn nhậu. Sự trượt dài vào con đường ăn nhậu có nguy cơ đồng hành với việc sa sút về sức khỏe, tinh thần cũng như nhân cách khiến cho một người đàn ông khỏe mạnh, sáng suốt, là trụ cột của gia đình lại trở thành sâu rượu, say xỉn, yếu đuối và bạc nhược, mất điểm ngay trong mắt của cấp trên, đồng nghiệp và cả những người thân của chính mình.
Để thoát ly khỏi vòng xoáy bia rượu, bạn phải công khai với đồng nghiệp, bà con, bạn bè rằng mình là một Phật tử, đã thệ nguyện không uống bia rượu. Hãy tự hào về điều đó đồng thời chứng tỏ cho mọi người biết bạn nói được và làm được. Sự xác quyết mạnh mẽ này sẽ giúp mọi người tôn trọng “quyền cá nhân” của bạn hơn mà trong tiệc tùng không cố mời mọc, nài ép hay châm chọc. Mà kỳ thực, việc uống rượu bia là do mình thích uống, chủ động uống chứ chẳng ai “bắt” ta uống cả. Ngày nay, trong các tiệc tùng, liên hoan, cưới hỏi thì những người dùng nước tinh khiết, nước trà hay nước ép trái cây, nước ngọt thay cho rượu bia khá nhiều (một số thì vì bị bệnh phải kiêng bia rượu). Đó là tín hiệu vui, lành mạnh. Và người dân xứ ta nên “đổi mới tư duy” sai lạc rằng đã nhập tiệc thì nhất thiết phải uống nhiều bia rượu, uống càng nhiều càng hay, đồng thời nên học tập văn hóa tiệc tùng miễn vui vẻ là được, còn ăn uống gì, lưu lượng bao nhiêu thì tùy mỗi người, phải tuyệt đối tôn trọng.
Mặt khác, bạn nên tránh xa những tiệc tùng không mấy quan trọng hoặc không cần thiết phải tham dự. Sự tránh duyên này là một việc cần thiết để không bị thói quen ăn nhậu thâm nhập. Trong trường hợp phải tham dự tiệc tùng thì bạn cần chủ động chọn cho mình một thức uống khác ngoài bia rượu. Khi ta dự tiệc cùng nâng ly mà không phải bia rượu chắc chắn trong bàn tiệc sẽ có người không hài lòng, thậm chí quyết liệt phản đối. Nhưng điều đó không hề gì, bởi khi họ hiểu ra vấn đề giữ giới không uống bia rượu của một người Phật tử chân chính chắc chắn sẽ tôn trọng và tin tưởng nơi mình nhiều hơn.
Một thực tế là khá nhiều người thành đạt, có quan hệ làm ăn rộng rãi mà không hề sử dụng rượu bia, thậm chí còn ăn chay trường nhưng vẫn luôn nhận được sự tin tưởng, kính trọng từ đối tác và mọi người. Cho nên nếu nghĩ rằng cần phải ăn nhậu để mở rộng quan hệ làm ăn là một sự ngụy biện thật nguy hiểm và có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Nhiều cuộc nhậu đã xảy ra cảnh giết chóc, đánh nhau, chửi rủa, cãi vã… chỉ làm đổ vỡ, mất mát thêm chứ không “mở rộng quan hệ” như bạn lầm tưởng.
Cho nên bạn cứ giữ vững năm nhân cách (năm giới) của người Phật tử, nhất là với giới thứ năm không bia rượu say sưa. Hãy là một người tốt thật sự, một Phật tử chân chính thì tự khắc bạn sẽ được cấp trên tín nhiệm, đối tác tin tưởng, đồng nghiệp tin yêu và từ nền tảng đó bạn yên tâm xây dựng sự nghiệp cho đời mình.
Chúc bạn tinh tấn!
Quảng Tánh