“Nghệ thuật từ bức tường rêu” của thầy Nhuận Thường
Admin - Ngày đăng: 05:13:45 12-12-2018
ĐĐ.Thích Nhuận Thường vừa là một tu sĩ vừa là họa sĩ, đang công tác tại Báo Giác Ngộ, thầy đã tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, những buổi triển lãm phi lợi nhuận trước đây bằng cách đóng góp những tác phẩm nghệ thuật của mình.
Dưới đây là một số tác phẩm tiêu biêu và ý nghĩa tác phẩm
Thầy Nhuận Thường và tác phẩm từ tường rêu - Ảnh: Q.K
Nói về những bức tranh ấy, Đại đức chia sẻ: “Cái đẹp luôn hiện hữu quanh ta, có điều do chúng ta thường hay nghĩ chuyện xa xôi, nên “quên” thấy những cái gần gũi. Những vách tường mục phai, loang lổ, rêu phong xưa cũ ấy đa phần ta không muốn nhìn, không muốn ngắm, nhưng đó là “nhan sắc” của thời gian, là vẻ đẹp của vô thường”.
Rồi thầy kể, một hôm đi dạo quanh chùa, dừng lại quan sát trên vách tường rêu, đứng ngắm một hồi thì thấy “dáng vị sư tọa thiền, khoác áo rêu phong” liền ghi hình lại, sau đó đưa vào máy tính để vẽ thêm đôi nét, nhấn đậm đôi chỗ để “hình dáng” ấy hiện rõ hơn. Sau lần đó, Nhuận Thường lại có cảm hứng để lưu tâm thêm những “hình dáng rêu phong” đang “ẩn hiện” đâu đó trên vách tường phố. Thế là những tác phẩm ra đời.
Đây có thể là một “trường phái” mới. Vì theo thầy Nhuận Thường tìm hiểu trên các trang mạng Art, cho đến thời điểm này chưa thấy ai sáng tác theo cách như thế.
Tác phẩm "Phật thuyết"
Và "Ẩn sĩ" từ bức tường rêu của thầy Nhuận Thường
Dưới đây là một số hình ảnh cùa Hạo sĩ trong buổi triển lãm
Thầy Nhuận Thường và tác phẩm từ tường rêu - Ảnh: Q.K
Nói về những bức tranh ấy, Đại đức chia sẻ: “Cái đẹp luôn hiện hữu quanh ta, có điều do chúng ta thường hay nghĩ chuyện xa xôi, nên “quên” thấy những cái gần gũi. Những vách tường mục phai, loang lổ, rêu phong xưa cũ ấy đa phần ta không muốn nhìn, không muốn ngắm, nhưng đó là “nhan sắc” của thời gian, là vẻ đẹp của vô thường”.
Rồi thầy kể, một hôm đi dạo quanh chùa, dừng lại quan sát trên vách tường rêu, đứng ngắm một hồi thì thấy “dáng vị sư tọa thiền, khoác áo rêu phong” liền ghi hình lại, sau đó đưa vào máy tính để vẽ thêm đôi nét, nhấn đậm đôi chỗ để “hình dáng” ấy hiện rõ hơn. Sau lần đó, Nhuận Thường lại có cảm hứng để lưu tâm thêm những “hình dáng rêu phong” đang “ẩn hiện” đâu đó trên vách tường phố. Thế là những tác phẩm ra đời.
Đây có thể là một “trường phái” mới. Vì theo thầy Nhuận Thường tìm hiểu trên các trang mạng Art, cho đến thời điểm này chưa thấy ai sáng tác theo cách như thế.
Tác phẩm "Phật thuyết"
Và "Ẩn sĩ" từ bức tường rêu của thầy Nhuận Thường
Dưới đây là một số hình ảnh cùa Hạo sĩ trong buổi triển lãm
Các Tin Khác